Đề Xuất 3/2023 # Cách Bảo Quản Sữa Mẹ Đúng Cách Trong Tủ Lạnh # Top 11 Like | Thaiphuminh.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Bảo Quản Sữa Mẹ Đúng Cách Trong Tủ Lạnh # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Bảo Quản Sữa Mẹ Đúng Cách Trong Tủ Lạnh mới nhất trên website Thaiphuminh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhiệt độ bảo quản sữa

Việc bảo quản sữa đúng cách để có thể sử dụng lâu dài là điều mà các mẹ quan tâm nhất. Sữa sau khi vắt cần được bảo quản đúng cách và đúng nhiệt độ. Sữa để ngoài nhiệt độ phòng trên 26 độ C có thể để tối đa được 1 tiếng. Sữa để trong phòng máy lạnh nhiệt độ dưới 26 độ C có thể để tối đa được 6 tiếng.

Cách bảo quản sữa trong tủ lạnh

Nếu bạn không có ý định cho bé bú sữa ngay sau khi vắt thì nên trữ sữa vào tủ lạnh càng sớm càng tốt. Ở nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh, bạn có thể giữ sữa đến tối đa 24 tiếng.

Nếu bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh nhỏ (tủ lạnh mini). Sữa có thể được bảo quản trong khoảng 2 tuần. Với ngăn đá tủ lạnh thường, thời gian bảo quản sữa có thể lên đến 3 tháng. Và với tủ đông chuyên dụng. Bạn có thể an tâm nuôi con bằng sữa mẹ ngay cả khi bạn bận rộn trong suốt 6 tháng.

Bảo quản sữa trong tủ lạnh sẽ giúp bạn thảnh thơi hơn trong việc nuôi con

Khi muốn trữ sữa ở ngăn đá, trước tiên bạn nên đặt sữa trong ngăn mát khoảng 8 tới 12 tiếng. Rồi sau đó mới chuyển lên ngăn đá.

Tương tự, khi muốn rã đông sữa, bạn nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng từ nửa ngày đến 1 ngày. Trước khi mang sữa ra bên ngoài. Điều này giúp cho sữa tránh được tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột. Có thể bảo quản lâu hơn.

Nếu trữ sữa trong túi

Bạn nên mua thêm túi zipper lớn (loại túi nilon có dây kéo được bán trong các siêu thị). Để bọc ngoài các túi sữa khác. 1 túi zipper có thể đựng được 5-7 túi chứa sữa. Việc này sẽ giúp hạn chế các vi khuẩn và mùi thức ăn từ các thực phẩm khác dính vào sữa. Và gây nhiễm khuẩn.

Trữ sữa trong túi Zipper to giúp sữa tránh việc bị nhiễm khuẩn

Bạn cũng nên sử dụng các loại tủ lạnh có hệ thống khí lạnh đa chiều cũng như hệ thống kháng khuẩn. Với tủ lạnh có hệ thống khí lạnh đa chiều, luồng khí lạnh sẽ được phân bố đến các ngăn mạnh hơn và đồng đều hơn. Ngoài ra, công nghệ kháng khuẩn cũng sẽ giúp tủ lạnh khử được mùi hôi. Tránh việc mùi thực phẩm bị lẫn vào nhau. Nhờ vậy, sữa sẽ được bảo quản sạch hơn và tốt hơn.

Cách xếp sữa trong tủ lạnh

Bạn nên xếp các túi trữ sữa ngay ngắn trong ngăn tủ theo thứ tự túi cũ nhất ở bên ngoài. Mới hơn ở bên trong để phân biệt đồng thời đừng quên ghi ngày giờ vắt sữa lên túi để dễ theo dõi.

Sắp xếp sữa ngay ngắn trong tủ lạnh giúp bạn tìm, lấy sữa nhanh hơn, chính xác hơn

Với những mẹ có nhiều sữa và số lượng sữa vắt ra cũng nhiều. Thì các mẹ nên mua loại tủ lạnh có ngăn đá với dung tích lớn. Có nhiều ngăn để tiện cho việc trữ sữa.

Cách Bảo Quản Sữa Mẹ Trong Tủ Lạnh

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô giá cho trẻ nhỏ trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bảo quản sữa mẹ như thế nào. Bài viết sau mình xin hướng dẫn với các bà mẹ cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh và những lưu ý cần thiết khi trữ đông, rã đông và hâm nóng sữa mẹ trước khi cho bé bú, đảm bảo giữ được giá trị dinh dưỡng và các protein quan trọng trong thành phần sữa mẹ.

I. Cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra ngoài

Với các bé dưới 6 tháng tuổi, mỗi lần mẹ hút hay vắt sữa chỉ cần một lượng khoảng 100 – 150ml mỗi lần. Với bé lớn hơn, số lượng sữa cho một lần hút tùy thuộc vào nhu cầu của bé.

1. Chuẩn bị dụng cụ trước khi hút / vắt sữa

Chuẩn bị bình đựng sữa, dụng cụ vắt sữa, …

Vệ sinh dụng cụ đựng sữa bằng xà phòng. Tiệt trùng trong nước sôi trong vài phút. Sau đó vớt ra, để khô ráo.

Mẹ rửa tay sạch sẽ, lau sạch đầu vú trước khi hút hay vắt sữa.

2. Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng

Đối với sữa mẹ hút ra dùng trong ngày:

Sau khi hút, các mẹ cho sữa vào bình rồi để vào ngăn mát tủ lạnh càng sớm càng tốt.

Tùy theo liều lượng của bé uống bao nhiêu ml/lần, mẹ sẽ để lượng vừa đủ. Thông thường các mẹ để khoảng 5-6 bình sữa trong ngăn mát tủ lạnh, mỗi bình khoảng 150 ml.

Sữa bú thừa: trước mỗi lần bé bú, các mẹ hãy làm ấm và cho bé bú. Nếu bé bú không hết các mẹ nên cho bé bú lại trong vòng 1-2 giờ. Nếu vẫn thừa, các mẹ hãy bỏ đi, không được tái sử dụng lại.

3. Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?

Tùy theo nhiệt độ phòng mà xác định sữa mẹ để ngoài được bao lâu. Nếu phòng các mẹ có nhiệt độ hơi cao (trên 26 oC) thì chỉ nên để từ 1-2 giờ. Nếu phòng lạnh có nhiệt độ dưới 26 o C thì các mẹ có thể để từ 4-6 giờ.

II. Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

1. Chuẩn bị dụng cụ trước khi trữ sữa

Bình, ly trữ sữa bằng thuỷ tinh hoặc nhựa không chứa BPA, có thể rửa sạch và dùng lại nhiều lần.

Túi bảo quản sữa mẹ Túi đựng sữa mẹ có 2 loại: loại một lớp dây kéo, mỏng, dễ bị rách có giá thành rẻ. Loại hai lớp dây kéo, dày, giá thành đắt, chất lượng tốt hơn.

Lưu ý khi dùng túi bảo quản sữa mẹ

Sữa có khả năng bám dính vào thành túi nên sẽ thất thoát chất dinh dưỡng và trọng lượng sữa.

Có nguy cơ rò rỉ sữa vì chất lượng của túi. Sữa sẽ không đảm bảo chất lượng. Những loại túi có chất lượng tốt thì thường giá thành khá đắt.

Túi chỉ sử dùng một lần rồi bỏ đi, không tái sử dụng.

Bút lông dầu: để ghi ngày, tháng, năm hút sữa lên túi trữ sữa.

Tủ đông trữ sữa mẹ: Đối với gia đình có điều kiện có thể trang bị hẳn một tủ đông chuyên dành để trữ sữa cho bé dùng dần.

2. Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách

Trong một ngày, nếu hút được hơn 6 bình hoặc bé không bú hết lượng sữa đã hút, các bạn dồn vào bình to hoặc túi trữ sữa, sau đó thực hiện đúng theo cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh như sau:

Ngăn đông: Dùng bút ghi ngày tháng năm lên túi trữ sữa và cho ngăn đông lạnh để bảo quản ở nhiệt độ -18oC. Không nên bảo quản ở cánh cửa ngăn đông thì nhiệt độ không đủ lạnh.

Ngăn mát: Để tạm túi bảo quản sữa mẹ ở ngăn mát trong 24 giờ. Do sữa để ngăn mát có hạn sử dụng 48 giờ nên có thể cứ mỗi 2 ngày một lần, nếu không dùng hết sữa, các mẹ dồn sữa lại, ghi ngày tháng năm và chuyển lên ngăn đông lạnh.

Các mẹ nên chọn loại túi 2 khóa kéo để trữ sữa sẽ có chất lượng tốt hơn. Các loại túi trữ sữa thường ghi dung tích 150-180 ml nhưng để tiết kiệm không gian tủ lạnh, các bạn có thể chứa đến gần mép cách chỗ khoá kéo khoảng 2-3 cm, sẽ được khoảng 200-250 ml tuỳ loại túi. Lưu ý, các mẹ nên làm cách này với loại túi hai khóa kéo.

3. Sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu?

Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu? Sữa mẹ có thể an toàn trong ngăn mát trong 2 ngày ở nhiệt độ 4°C. Nếu lấy sữa nhiều lần trong một ngày, các mẹ có thể thêm sữa vào cùng một bình chứa. Lưu trữ sữa vắt vào những ngày khác nhau trong các bình chứa khác nhau.

Sữa mẹ có thể được bảo quản an toàn trong tủ đông trong 3 – 6 tháng. Tuy nhiên thời gian tốt nhất là trước 04 tháng.

Lưu ý: Không cho thêm sữa mẹ mới vắt vào sữa đã đông lạnh.

4. Bảo vệ các túi trữ sữa tránh nhiễm khuẩn bằng túi đựng thức ăn

Để tiết kiệm không gian trong tủ lạnh, các mẹ nên ép hết không khí ra khỏi túi sữa, hàn kín miệng, mua thêm túi đựng thức ăn để đựng các túi trữ sữa trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Các bạn có thể thay túi bằng hộp nhựa nhưng sẽ tốn diện tích hơn.

Việc dùng thêm túi, hộp để cất những túi sữa nhỏ sẽ đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn chéo vào sữa nếu tủ lạnh đựng nhiều loại đồ ăn khác.

5. Cách giữ sữa khi mất điện

Các mẹ hãy chuẩn bị sẵn một số thùng xốp hoặc thùng nhựa có nắp đậy giữ nhiệt ở nhà.

Nếu bị mất điện sau 3 giờ, các mẹ hãy mua thật nhiều đá lạnh để xung quanh trong thùng xốp, sau đó nhẹ nhàng chuyển các túi sữa từ ngăn đông vào các thùng xốp này để bảo quản cho không bị tan chảy.

Khi có điện trở lại, các mẹ hãy chuyển sữa lại vào ngăn đông lạnh.

III. Bảng tra cứu thời gian bảo quản sữa mẹ

Để thực hiện đúng cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh, các mẹ hãy tra cứu theo bảng thời gian bảo quản sữa mẹ sau đây:

Thời gian bảo quản sữa mẹ

IV. Cách rã đông sữa mẹ

Đầu tiên, mẹ chuyển bình hoặc túi trữ sữa trong ngăn đá xuống ngăn mát (chỉ nên rã đông bằng cách này) trước nửa ngày hoặc 1 ngày để sữa tan dần.

1. Sữa mẹ rã đông để được bao lâu

Sữa mẹ đã rã đông ở ngăn mát tủ lạnh có thể để tối đa 24 giờ nếu vẫn bảo quản trong ngăn mát, chưa mang ra bên ngoài.

Nếu đã mang ra ngoài hâm nóng thì cho bé bú ngay, bé bú còn thừa cũng bỏ đi.

2. Lưu ý khi rã đông sữa mẹ

– Tránh rã đông nhanh trong nước sôi. hoặc lò vi sóng vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm giảm chất lượng sữa, có trường hợp bé bị đau bụng khi ăn sữa này.

– Không được pha sữa mới vắt chung với sữa rã đông.

– Không được lắc mạnh bình sữa đã rã đông. Cách lắc sữa mình sẽ nói rõ hơn ở phần hâm nóng sữa mẹ ngay bên dưới.

V. Cách hâm nóng sữa mẹ

Hâm sữa mẹ đúng cách giúp sữa giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ đã 1-2 tuổi.

Sữa mẹ trữ đông cần phải rã đông chậm / giã đông chậm bằng cách chuyển xuống ngăn mát trước nửa ngày hoặc một ngày để sữa tan dần.

Cứ đến giờ bú, lấy 1 phần sữa (đủ cho bé ăn một lần) đã rã đông chậm cho vào bình. Ngâm bình trong nước ấm 40 o C hoặc máy hâm để tăng nhiệt độ sữa bằng với nhiệt độ cơ thể – thân nhiệt của bé.

Tuyệt đối không dùng nước nóng quá hoặc nước sôi, vì sẽ làm mất dinh dưỡng của sữa.

Sữa để tủ lạnh khi lấy ra sẽ có một lớp chất béo màu trắng đục đóng phía trên. Sau khi hâm ấm, mẹ nhớ lắc nhẹ để lớp béo hoà tan hoàn toàn.

Cách lắc nhẹ bình sữa đã hâm nóng: Dùng 2 lòng bàn tay áp vào bình sữa, thao tác giống như chà 2 bàn tay với nhau một cách nhẹ nhàng.

Trước khi cho bé bú hãy thử sữa bằng cách nhỏ một giọt sữa từ bình lên mu bàn tay hoặc trong cườm tay để đảm bảo an toàn cho bé.

1. Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu

Sữa mẹ đã hâm nóng hay ủ ấm cần cho bé uống ngay. Nên chỉ ủ ấm đủ cho bé ăn 1 lần. Nếu bé ăn còn thừa thì cũng bỏ đi. Không hâm lại hay bảo quản lại trong tủ lạnh

2. Lưu ý hâm sữa mẹ đúng cách

– Không pha sữa mới vắt với sữa hâm nóng bé bú còn thừa.

– K hông được sử dụng lại hay trữ đông lại sữa đã hâm nóng một lần sẽ rất nguy hiểm.

Khi lắc mạnh hay thay đổi nhiệt độ đột ngột, sữa mẹ sẽ bị thay đổi cấu trúc và tính chất của một số phân tử protein đóng vai trò là kháng thể.

Các kháng thể Lactoferrin, Lysozyne… chỉ phát huy được chức năng chống viêm nhiễm, chống sưng tấy trong niêm mạc ruột khi ở đúng cấu trúc phân tử ban đầu.

Khi bị tác động, một vài cấu trúc có thể vẫn giữ nguyên, phần còn lại có thể bị gãy thành các amino axit. Tuy vẫn còn dưỡng chất nhưng mất vai trò kháng thể.

VI. Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng

Sữa có mùi hôi: Sữa thường không có mùi đậm. Nếu khi rã đông và mở túi trữ sữa / bình chứa mà mẹ ngửi được mùi hôi, có nghĩa là sữa đã bị hỏng.

Sữa bị vón cục: Sữa phân tách lớp, có lớp váng ở trên là bình thường. Tuy nhiên sữa bị vón cục là dấu hiệu của chất lượng sữa không còn tốt nữa.

Sữa có mùi chua như sữa chua, sữa bò bị thiu cũng là dấu hiệu sữa bị hỏng.

Mẹ hãy nếm thử sữa trước khi cho bé ăn. Nếu sữa có vị chua, cảm giác khó uống thì sữa đã bị hỏng.

Sữa quá hạn sử dụng: theo dõi kỹ kỹ ngày lưu trữ sữa và sử dụng sữa trước khi hết hạn theo bảng thời gian bảo quản sữa mẹ ở trên.

VII. Sữa mẹ có mùi tanh

Mẹ đừng quá lo lắng. Nếu thỉnh thoảng sữa mẹ bị mùi tanh là do những chế độ ăn uống của mẹ. Chất lượng sữa vẫn bình thường.

Nguyên nhân sữa mẹ có mùi tanh

Chế độ ăn uống của mẹ

Thành phần trong thức ăn hàng ngày của người mẹ có thể làm sữa mẹ thay đổi mùi vị và màu sắc.

Một số loại thức ăn ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ:

Thuốc hoặc thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất.

Ớt, tỏi, cá, hạt lạnh, …

Những mẹ uống nước trực tiếp không qua đun sôi để nguội sữa cũng có mùi lạ.

Vệ sinh bầu ngực

Bầu ngực là nơi sản sinh ra sữa liên tục. Nếu mẹ không vệ sinh bầu ngực thường xuyên và đúng cách, vi khuẩn rất dễ sinh sôi. Dòng sữa đi qua núm có nhiều vi khuẩn sẽ bị nhiễm khuẩn, có mùi và ảnh hưởng đến bé.

Sữa mẹ trữ đông

Nếu sữa mẹ mới hút hay vắt ra vẫn thơm, chỉ khi sữa sau khi trữ đông và rã đông có mùi tanh. Đây là biểu hiện bình thường của sữa mẹ khi đông lạnh.

Trong sữa mẹ có thành phần enzyme là lipase. Enzyme này có tác dụng phá vỡ liên kết chất béo, giúp cơ thể bé dễ hấp thu chất béo và các khoáng chất tan trong chất béo hơn.

Nếu hàm lượng lipase này nhiều, sẽ làm cho sữa mẹ có mùi tanh như mùi xà bông. Điều này hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, cũng như sức khỏe của bé.

Tuy nhiên nếu mùi tanh khó chịu, có thể sữa đã nhiễm khuẩn trong quá trình trữ đông. Hãy bỏ đi. Và theo dõi lại quá trình bảo quản sau khi hút hoặc vắt đã đúng cách và điều chỉnh lại.

Hy vọng qua bài viết về cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh, các mẹ hãy lưu tâm hơn để có thể bảo quản sữa mẹ đúng cách. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào và là nguồn cung cấp kháng thể vô cùng cần thiết cho sự phát triển của các bé, giúp bé có thể phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần, mai sau trở thành những học sinh “con ngoan, trò giỏi” có ích cho gia đình và cuộc sống.

Rất mong nhận được các ý kiến góp ý từ các bạn. Thân mến!

Hướng Dẫn Cách Vắt Sữa Mẹ Và Bảo Quản Trong Tủ Lạnh Đúng Cách

Đối với các bà mẹ công sở hay bận công việc hàng ngày thì việc cho con nhỏ bú hàng ngày dường như là thử thách đối với họ. Vì vậy việc vắt sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh để cho trẻ uống hàng ngày là điều cần thiết với các bà mẹ bận công việc chăm sóc con. Trong bài viết này Điện Lạnh Á Châu sẽ hướng dẫn các bà mẹ cách vắt sữa mẹ và bảo quản trong tủ lạnh đúng cách và khoa học.

Cách vắt sữa:

Chuẩn bị dụng cụ đựng sữa như cốc, ly, lọ hoặc bình đựng có miệng rộng.

Rửa dụng cụ đựng sữa bằng xà phòng và nước sạch. Rót nước sôi vào dụng cụ đựng sữa, để trong vài phút rồi đổ đi. Rửa tay thật kỹ bằng xà phòng.

Đứng hoặc ngồi một cách thoải mái như khi cho con bú, đặt bình sữa sát kề vú.

– Đặt ngón tay cái lên phía trên núm vú và quầng vú, ngón tay trỏ ở phía dưới, đối diện với ngón tay cái thành hình chữ C. Đỡ vú bằng các ngón tay khác.

– Ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng vào phía thành ngực. Ấn vào rồi thả ra, ấn vào rồi thả ra.

– Ấn xung quanh quầng vú tương tự từ nhiều phía.

Lưu ý, tránh chà xát hoặc trượt ngón tay trên da. Các ngón tay vắt bằng cách lăn trên da. Tránh ấn vào núm vú. Ấn hoặc kéo núm vú không thể vắt được sữa.

Vắt một bên tối thiểu 3-5 phút cho tới khi thấy sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia, sau đó vắt cả 2 bên. Có thể sử dụng bơm hút sữa để vắt dễ dàng hơn.

Thời gian bảo quản

Sữa mẹ sau khi đã được vắt ra có thể dự trữ ở nhiệt độ mát trong phòng (khoảng 26-28ºC) là 6 giờ; nhiệt độ thấp hơn là 8-10 giờ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ trong phòng không nên kéo dài quá 4 giờ. Trời nóng là dưới 1 giờ; dưới 20ºC không nên quá 2 giờ.

Nguyên nhân là vì sữa mẹ khác nhau từ người mẹ này với người mẹ khác, nhiệt độ phòng cũng khác nhau tùy lúc vắt sữa nên việc xác định thời gian bảo quản cũng phải linh hoạt.

Dự trữ sữa mẹ trong ngăn đá: Thời gian tối đa có thể lên tới 3 tháng (phụ thuộc vào nhiệt độ trong ngăn đá và tần suất đóng – mở cửa tủ) và 6 tháng nếu ở trong máy ướp lạnh. Không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ ở đó thường không chính xác.

Khi muốn đưa sữa lên ngăn đá, bạn nên đặt sữa trong ngăn mát trước rồi chuyển lên ngăn đá. Tương tự, khi muốn rã đông, nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng ½-1 ngày trước khi mang sữa ra bên ngoài. Tuy nhiên, bạn không nên bảo quản sữa mẹ quá lâu mà nên cho bé dùng sớm nhất có thể.

Thủy tinh được xem như chất liệu tốt nhất để trữ sữa mẹ bởi vì các thành phần có trong sữa mẹ được bảo quản tốt nhất trong thủy tinh. Thứ hai là bình nhựa cứng, chất lượng tốt. Nên chọn loại bình dành riêng để trữ sữa.

Nếu tủ lạnh của gia đình bạn hư hỏng thì bạn nên liên hệ đến dịch vụ sửa tủ lạnh để khắc phục kịp thời nhằm giảm nguy cơ hỏng trong quá trình bảo quản sữa mẹ..

Cách Bảo Quản Sữa Mẹ Trong Tủ Lạnh Cực Kỳ Hiệu Quả

Với cách trữ sữa mẹ trong tủ lạnh cực kỳ hiệu quả này, nhiệu mẹ có thể làm ngay sau khi sinh con xong, một số người thì thực hiện cách này sau khi nuôi con được 6 tháng. Việc này cực kỳ hiệu quả và dễ xử lý giúp bạn vẫn có thể cung cấp nguồn sữa mẹ tự nhiên đầy đủ cho con.

Thời gian trữ đông sữa tùy thuộc vào loại tủ lạnh bạn mua

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho con, chúng có đầy đủ chất dinh dưỡng và kháng thể tốt hơn hẳn các loại sữa công thức khác hiện nay. Vì thế, bảo quản sữa mẹ là cách nhiều mẹ bỉm sữa nên biết. Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh có hiệu quả hay không phụ thuộc lớn vào loại tủ lạnh mà bạn chọn. Cụ thể như sau:

Cụ thể, sữa mẹ sau khi hút/vắt và chưa dùng sẽ nhanh chóng bị hư nếu để ở ngoài môi trường có nhiệt độ cao. Khi nhiệt độ càng thấp, thời gian bảo quản sữa mẹ sẽ càng lâu.

Nếu để trong nhiệt độ phòng 29 độ C sữa mẹ sẽ bảo quản tối đa được trong 1 giờ

Nếu nhiệt độ để trong phòng máy lạnh 26 độ C, sữa mẹ sẽ bảo quản được tối đa trong 6 giờ

Nếu dùng túi đá khô để bảo quản sữa mẹ, thời gian vận chuyển tối đa là 24 giờ

Nếu để sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh, thời gian bảo quản sẽ khoảng 48 giờ

Sữa mẹ để trong ngăn đá loại tủ lạnh 1 cửa, thời gian tối đa sẽ là 1 tuần

Sữa mẹ nếu bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh 2 cửa (ngăn đá dùng cửa riêng) thì thời gian bảo quản sữa mẹ tối đa là 3 tháng

Dùng trong tủ đông chuyên dụng để trữ các loại thức ăn, sữa mẹ có thời gian bảo quản là 6 tháng

Những lưu ý khi tiến hành cách trữ sữa mẹ trong tủ lạnh

Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh không nên dùng loại sữa sau khi bé bú dư xong còn. Trong lúc bé bú, sữa mẹ có thể nhiễm khuẩn và gây hư hỏng khi bảo quản.

Để tiết kiệm túi trữ sữa mẹ, bạn có thể vắt sau đó cho vào ngăn mát của tụ lạnh. Đến cữ tiếp theo ra sữa thì cứ vắt tiếp đến khi cho đầy túi rồi cho vào tủ đông luôn.

Chỉ nên hòa chung sữa trữ ở ngăn mát và sữa mới vắt cho bé, không cho sữa đã cho vào ngăn đông trộn chung với sữa mới vắt

Bạn có thể dùng bình trà sữa hoặc túi sữa sữa, lấy bút lông ghi định kỳ ngày vắt sữa lên túi, việc nay tiện cho việc vắt sữa mẹ và bảo quản định kỳ

Nên dùng các loại túi chứa sữa có khóa zip hoặc các bình trữ sữa chuyên dụng có bán ngoài cửa hàng. Không nên dùng các loại bịch nilong không đảm bảo chất lượng hoặc những chai nước suối chưa qua tiệt trùng

Cách rã đông sữa mẹ chuẩn, chính xác

Nếu bạn chỉ có ý định chưng cất sữa mẹ trong thời gian ngắn thì hãy để ngăn mát, khi cần sử dụng thì lấy ra ngoài để 1 lúc cho bớt lạnh hoặc ngâm vào nước ấm rồi cho bé bú

Sữa mẹ bỏ trong ngăn đá tủ lạnh được bao lâu? Theo phân tích của chúng tôi ở trên thì thời gian bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá sẽ từ 1 tuần – 3 tháng. Khi cần sử dụng, bạn không đem sữa ra ngoài môi trường ngay mà cho vào ngăn mát của tủ lạnh trước. Sau khi sữa mát dần bạn có thể lấy ra rồi ngâm với nước ấm cho tới khi đủ 40 độ là có thể dùng cho bé được.

Nếu đã đem sữa ra môi trường bên ngoài thì phải sử dụng ngay không được để quá 24 giờ. Nếu bé bú không hết có thể đem đổ, không nên cất lại tủ lạnh.

Nếu sữa mẹ đổi màu hoặc có mùi thì có nên lo lắng?

Nhiều trường hợp sữa mẹ sau khi chưng cất trong tủ lạnh hoặc trữ đông trong thời gian dài sẽ có mùi tanh, mùi kim loại, mốt số trường hợp còn có cả mùi xà phòng hoặc mùi mỡ. Nhiều mẹ sau khi thấy sữa gặp trường hợp này nên đã bỏ phần sữa này đi.

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hiện theo cách sau đây:

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Bảo Quản Sữa Mẹ Đúng Cách Trong Tủ Lạnh trên website Thaiphuminh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!