Đề Xuất 3/2023 # Cách Thức Đọc Hạn Sử Dụng Và Mã Vạch Trên Mỹ Phẩm # Top 5 Like | Thaiphuminh.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Thức Đọc Hạn Sử Dụng Và Mã Vạch Trên Mỹ Phẩm # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Thức Đọc Hạn Sử Dụng Và Mã Vạch Trên Mỹ Phẩm mới nhất trên website Thaiphuminh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mint Cosmetics xin chỉ các bạn về cách thức phân loại hạn sử dụng và cách thức đọc mã vạch.

Expiration date: Những sản phẩm mỹ phẩm có hạn sử dụng dưới 30 tháng sẽ phải ghi rõ Hạn Sử Dụng trên bao bì. Các mẹ sẽ đọc thấy “Use by” hoặc “Best by” hoặc “Exp” trên bao bì. Với những sản phẩm này, các mẹ cứ theo hạn sử dụng mà dùng.

Manufacture date: Những sản phẩm mỹ phẩm có hạn sử dụng trên 30 tháng sẽ KHÔNG phải ghi hạn sử dụng trên bao bì. Tuy nhiên, các sản phẩm luôn có batch code, code mà công ty mỹ phẩm dùng để check lô hàng sản xuất. Batch code luôn kèm thông tin về nơi sản xuất + tháng và năm sản xuất. Các mẹ có thể check ngày tháng sản xuất của sản phẩm trên trang http://checkcosmetic.net/ (Một số thương hiệu không có trên này)

PAO (Period After Opening): Có một loại Hạn Sử Dụng nữa của mỹ phẩm “Hạn sử dụng sau khi mở nắp.” Rất nhiều sản phẩm mỹ phẩm (thường là các sản phẩm chăm sóc da, foundation, primers, mascara,…) có ghi rõ hạn sử dụng sau khi mở nắp của sản phẩm. Các mẹ có thể tìm thấy thông tin này trên bao bì sản phẩm với ký hiệu như sau:

M = Month (Tháng). 12M tương đương với 12 tháng, hay 1 năm.

Với những sản phẩm không ghi PAO thì thông thường hạn sử dụng sau khi mở nắp là 3 năm.

1, Hãy kiểm tra thật kỹ để đảm bảo Mỹ phẩm được dán barcode từ nhà sản xuất:

Rất nhiều mỹ phẩm xách tay tại Việt Nam được nhập khẩu là hàng nhái từ Trung Quốc, có một số đặc điểm cơ bản mà tất cả các sản phẩm hàng nhái khó có thể bắt chước được so với mỹ phẩm thật, đó là việc các Mỹ phẩm này dù được bắt chước được kiểu dáng tuy nhiên vẫn có nhiều chi tiết như font chữ, barcode in không thật có thể nhận ra bằng mắt thường. Nếu bạn đã từng sử dụng những sản phẩm từ châu Âu hãy giữ lại vỏ hộp để kiểm chứng và tìm ra nhưng chi tiết khác biệt so với các sản phẩm nhái về sau.

2, Đọc mã vạch sản phẩm để biết ngày nguồn gốc xuất xứ

Mã vạch (Bar code) là hình ảnh tập hợp ký hiệu các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn) thành nhóm vạch và định dạng khác nhau để các máy đọc gắn đầu Laser (như máy quét Scanner) nhận và đọc được các ký hiệu đó. Mã vạch EAN-13 hoặc mã vạch EAN-8 là những vạch tiêu chuẩn có độ cao từ 26,26 mm đến 21,64 mm và độ dài từ 37,29 mm đến 26,73 mm. Cũng có những trường hợp ngoại lệ đối với một số sản phẩm hàng hóa: MS tập hợp trên 13 chữ số đi với MV không có độ cao, độ dài nêu trên mà dải phân cách MV dài hơn, ngắn hơn. Ví dụ như vật phẩm điện thoại di động hiện nay, MS-MV rất đặc trưng. Đối với điện thoại di động, về MS, ta thấy có tới 15 chữ số mà chiều cao MV nhỏ hơn 10 mm. Biểu tượng MS-MV không in dán phía ngoài mà in dán phía trong máy. Ngoài ra cũng có một số vật phẩm khác có MS-MV không theo quy tắc trên nhưng vẫn đảm bảo các tiện ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, được EAN quốc tế cho lưu hành.

b/ Các brands thuộc L’oreal Group như L’oreal, Lancome, Biotherm, Helen Rubinstein, Kiehl’s or The Body Shop thì có dạng ABXXX or AABMXX trong đó A hoặc AA chỉ location (có thể là số nữa, ký hiệu cho xí nghiệp sản xuất), B là năm sản xuất, M là tháng sản xuất, còn XXX là ngày sản xuất trong năm hoặc đợt sx trong tháng. Năm được tính từ chữ cái A trong bảng chử cái ứng với năm 2004, nghĩa là tới năm 2010 là chữ G, chữ Z được bỏ vì trong giống số 2. Tháng thì:

* 1 = January * 2 = February * 3 = March * 4 = April * 5 = May * 6 = June * 7 = July * 8 = August * 9 = September * O= October * N= November * D = December

Vd AE306 nghĩa là sản xuất ở nhà máy Aulnay (Pháp), E là năm 2008, 306 là ngày sản xuất thứ 306/365 ngày. 40GN08 trong đó 40 chỉ nhà máy Sicos (Pháp), G là năm 2010, N là tháng 11, 08 là sx đợt thứ 8 trong tháng 11 (+_+ rõ rối, dù Pin đã biết từ lâu nhưng vẫn loạn xà bần :Sick

c/ L’Occitane thì có 3 số trong đó 2 số đầu chỉ số tuần còn số cuối chỉ năm

d/ Christian Dior là 1 dãy chữ và số nhưng quan trọng là 2 chữ số đầu với số đầu chỉ năm, và chữ tiếp theo chỉ tháng (A-M chỉ tháng 1-12, chữ I bị bỏ vì dễ nhầm với số 1)

e/Về hạn sử dụng của Bath&Body Works, Victoria Secret, thời gian sử dụng là 2-3 năm nếu sản phẩm chưa bị mở ra. Bình thường, BBW chỉ ghi ngày sản xuất và nếu chưa mở ra thì mình có thể để trong 3 năm. Các chị check thế này, ở dưới đáy chai luôn luôn có ghi 4 số và sau đó là chữ xen số. Chẳng hạn code: 0319B4A1, số khởi đầu là năm,là số 0 như vậy năm sản xuất là 2010, 3 số tiếp theo là 319, là ngày thứ 319 của năm 2010, như vậy thì tầm 14-15/ 11 /2010 đấy. Còn 4 code phía sau B4A1 là code của vendor.

Hi Everyone! Unless the product has a specific expiration date, a product shelf life is 2-3 years. Our products that have an actual expiration date on them usually have an active ingredient (such as SPF) that expires prior to our normal 2-3 year shelf life. The shelf life begins from the date of production. You can determine this date by reading the batch code. Batch codes are a combination of numbers and letters that are either stamped into the bottom of the product or crimped into the top seam of the tube. For example, for a product made in 2011 the first digit will be 1. If a product was made 1.25.11, then the batch code will be 1025XXXX (1 being the year, 025 being the day and the X’s being the vendor code and filing information)

Nguồn: Tổng hợp

Mách Bạn Cách Đọc Hạn Sử Dụng Mỹ Phẩm Hàn Quốc

Có một điều đó là các nàng thường không hay để ý đến hạn sử dụng của mỹ phẩm để biết khi nào thì cần bỏ đi. Với các hãng mỹ phẩm lại được ghi thông tin về ngày sản xuất và hạn sử dụng khác nhau, vậy nên làm các nàng khó nhận biết.

Mỹ phẩm Hàn Quốc từ lâu đã được tin dùng và yêu thích tại Việt Nam, với đa dạng sản phẩm cùng nhiều công dụng khác nhau, phù hợp với làn da phụ nữ Á Đông và mang lại hiệu quả lâu dài. Thế nhưng, mỹ phẩm cũng có hạn sử dụng, nếu quá hạn sẽ phản tác dụng gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vậy nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết nhất cách đọc hạn sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc chính xác và dễ dàng.

Cách kiểm tra hạn sử dụng chung của mỹ phẩm Hàn

Bên Hàn Quốc, họ ghi thông tin ngày tháng năm khác so với nước mình đó là đọc ngược lại từ sau ra trước: Năm/Tháng/Ngày.

Và mỹ phẩm Hàn luôn đề thông tin luôn về ngày sản xuất và ngày hết hạn. Nếu bạn thấy từ ” 제조 ” tức đây là ngày sản xuất và ” 까 지 ” là ngày hết hạn.

Vị trí các thông tin ngày tháng cũng tùy vào hãng mà được in ở những vị trí khác nhau trên sản phẩm, nhưng thường sẽ có ở:

– Đường răng cưa của tuýp kem

– Ở nắp sản phẩm

Với mỹ phẩm Hàn Quốc, các sản phẩm chăm sóc da thương có hạn sử dụng 3 năm kể từ ngày sản xuất. Nếu trên vỏ ngoài có ghi là 20150904 tức là được sản xuất vào ngày 04/09/2015 và có hạn sử dụng vào ngày 04/09/2018.

Ngoài ra, một số nhà sản xuất lại chỉ ghi năm sản xuất là 2 số cuối ví dụ như 141015 tức là ngày sản xuất là 15/10/2014 và hạn sử dụng là 15/10/2017.

Nếu chú ý thêm nữa bạn sẽ thấy trên bao bì sản phẩm có biểu tượng chiếc hộp mởi với có số được in ở đó như “6M” hay “12M” tức là 6 tháng và 12 tháng. Đây chính là thời gian sử dụng kể từ ngày mở hộp.

Bên cạnh đó, bạn có thể kiểm tra thông tin chính xác về hạn sử dụng của loại mỹ phẩm Hàn Quốc đang dùng bằng cách nhập thông tin sản phẩm lên trang web: http://checkcosmetic.net/ với 3 bước đơn giản:

Bước 2: Nhập mã code của sản phẩm Bước 3: Tra cứu. Sẽ hiện ra các thông tin đầy đủ của sản phẩm từ thương hiệu, ngày sản xuất, hạn sử dụng….

Kiểm tra hạn sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc thường dùng

Những dấu hiệu mỹ phẩm hỏng cần bỏ ngay

Với nhiều sản phẩm tuy là ngày sản xuất vẫn còn nhưng nếu có những dấu hiệu thay đổi về thành phần, màu sắc và mùi hương thì cần phải xem xét và dừng sử dụng ngay nếu không sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Kem dưỡng ẩm

Nước hoa hồng (Toner)

Là sản phẩm có tuổi thọ khá lâu trên 3 năm, thế nhưng với điều kiện thời tiết và việc bảo quản không tốt cũng sẽ làm thời gian sử dụng rút ngắn lại. Biểu hiện của nước hoa hồng bị hỏng chính là có vẩn đục, bị đọng cặn dưới đáy chai và thay đổi mùi hương.

Son môi Hàn chưa nhiều dưỡng chất giúp cho đôi môi luôn căng mọng tươi tắt, vậy nên luôn là là sản phẩm được yêu thích sử dụng thường xuyên nhất của chị em, bên cạnh đó nó có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bởi vào bên trong khi bạn ăn uống, vậy nên việc lưu ý để hạn sử dụng của son môi là ưu tiên hàng đầu.

Mascara

Đây cũng là sản phẩm được sử dụng hàng ngày và thường xuyên nhưng có hạn sử dụng rấy ngắn chỉ khoảng 3 tháng, khi hết hạn sử dụng mascara sẽ có những dấu hiệu như bị khô, vón cục rất khó sử dụng.

Phấn nền

Phấn nền có 2 loại là phấn kem và phấn khô. Với phần kem, hạn sử dụng rơi vào khoảng 1 năm mà thôi, còn phấn khô có thể dùng được từ 2 đến 3 tháng. Khi biến đổi phấn sẽ đổi mùi, dễ vỡ nát.

Các loại chì kẻ (mắt, mày, môi)

Các sản phẩm chì kẻ thường có hạn sử dụng từ 2 đến 3 năm, riêng với sản phẩm bằng nước dành cho mắt thì chỉ nên dùng trong 3 tháng.

Nước hoa

Nước hoa là sản phẩm yêu thích của hầu hết chị em phụ nữ, thông thường sẽ có hạn sử dụng khoảng 1 năm. Bạn sẽ phải ngừng dùng ngay nếu nước hoa có những dấu hiệu như mất dần đi mùi thơm, màu nước thay đổi, bị đục và có cặn.

Sữa rửa mặt

Nếu sữa rửa mặt đã hết hạn cũng đừng vội bỏ đi vì có thể sử dụng để lau đồ nội thất bằng gỗ và làm cho nó bóng loáng sạch bong đấy.

Nước hoa hồng

Với nước hoa hồng đã quá hạn sử dụng thì bạn nên sử dụng chúng để lau sàn, dễ dàng đánh bay bọi bẩn và làm cho chúng trở nên bóng loáng.

Dầu gội đầu

Dầu gội làm sạch rất hiệu quả, nếu đã quá hạn sử dụng bạn có thể dùng để giặt tất hoặc quần áo sẽ rất nhanh đánh bay đi các bụi bẩn hoặc để lau gương hay nền nhà nhà tắm.

Địa chỉ mua mỹ phẩm Hàn Quốc chính hãng giá tốt

Hiện nay trên thị trường, mỹ phẩm Hàn Quốc bị làm giả rất nhiều và vô cùng tinh vi, điều này đã làm cho người dùng hoang mang không biết đâu là thật -giả. Vậy nên trước khi mua bất kỳ sản phẩm nào bạn cũng cần tra cứu thông tin chi tiết của nó từ mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng, thông số, giá cả…trên website của hãng. Và để hoàn toàn yên tâm về chất lượng và giá cả thì hãy tìm đến địa chỉ bán mỹ phẩm Hàn Quốc chính hãng uy tín để mua dùng.

Vua Hàng Hiệu là nguồn hàng mỹ phẩm xách tay Hàn Quốc hàng đầu tại Việt Nam, các sản phẩm 100% nhập khẩu, có đầy đủ giấy tờ, hóa đơn và bảo hành quốc tế của hãng. Hoàn trả tiền 100% và bồi thường nếu như phát hiện ra hàng giả, hàng kém chất lượng. Chúng tôi không phải là nơi có giá rẻ nhất thế nhưng sẽ cung cấp đến cho quý khách hàng các sản phẩm có chất lượng tối ưu -mức giá tối thiểu. Ngoài ra, liên tục có các ưu đãi hấp dẫn mang đến khách hàng những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời nhất!

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và phục vụ nhanh chóng!

SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VUA HÀNG HIỆU VIỆT NAM

Website: https://vuahanghieu.com

Hotline: 093.934.8888

Email: cskh@vuahanghieu.com

Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.

Cách Xem Hạn Sử Dụng Mỹ Phẩm Nhật Nội Địa 【Chuẩn】

Từ xưa tới nay, mỹ phẩm Nhật luôn được xem là mặt hàng vượt trội có được lòng tin từ đa số người tiêu dùng Việt. Đa số các mặt hàng của Nhật đều có ưu điểm chính là thay đổi mẫu mã bao bì qua các năm. Các thông tin trên bao bì sản phẩm đều được ghi bằng tiếng Nhật.

Batch Code là dãy chữ số quy định thông tin về lô sản phẩm gồm có ngày sản xuất. Tuy mỗi công ty sẽ có mỗi cách quy định khác nhau thế nhưng vẫn có một số quy định chung để người dùng dễ nhận biết.

Ví dụ 1: Xem hạn sử dụng hàng Nhật với sản phẩm kem chống nắng Kose có mã sản phẩm: SA962A

Nhìn số 962 của mã sản phẩm ở dưới sản phẩm:

+ 9 có nghĩa là ngày sản xuất có đuôi là 9 (09)

+ 6 có nghĩa là năm sản xuất có đuôi là 6 (2016)

+ 2 có nghĩa là tháng có đuôi là 2 (02)

Cuối cùng sản phẩm có mã lot 962 có nghĩa là sản xuất vào ngày 09/02/2016

Ví dụ 2: Sản phẩm kem trị thâm mắt Kumargic nội địa Nhật

Nhìn số 6E23 của mã sản phẩm ở dưới sản phẩm

Theo ký tự quốc tế nghĩa là:

+ 6 chính là năm 2016.

+ E là tháng 5.

+ 23 chính là ngày sản xuất.

Vậy dãy 6E23 có nghĩa là sản phẩm được sản xuất ngày 23 tháng 5 năm 2016

Hạn dùng tính tới: 23/5/2019

Bạn có thể sử dụng web check hạn sử dụng mỹ phẩm khi muốn biết cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Nhật

Bạn dùng web check sau:

http://checkcosmetic.net/

Bước 1: Truy cập vào trang web : http://checkcomestics.net

Bước 2: Điền đầy đủ nội dung các ô bên phía trái website lần lượt các nội dung như sau:

Select brand: bourjois

Quick brand search: bạn có thể bỏ trống ô này

Enter code: mã batch code trên mỗi sản phẩm (gồm 2 – 6 số được in bằng mực đen hoặc in nổi, in chìm trên sản phẩm)

Bước 3: Bấm ” Calculate “.

Kết quả sẽ cho ta thấy được năm sản xuất của sản phẩm.

Ngoài ra bạn có thể check thông tin mỹ phẩm với các phần mềm khác tại bài viết này

Hoàng Nữ Cẩm Nhi

Với đam mê và trải nghiệm về làm đẹp và mỹ phẩm, tôi là Hoàng Nữ Cẩm Nhi, tác giả tại Dn Cosmetics, luôn sẵn sàng chia sẻ cho bạn những bí quyết làm đẹp tốt nhất, đưa ra những đánh giá chân thật nhất. Mong muốn của tôi là giúp mọi người đều có một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc với sắc đẹp của mình.

Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Mỹ Phẩm Nhật Ở Đâu?

Đây là câu hỏi được rất nhiều khách hàng thắc mắc khi lần đầu sử dụng mỹ phẩm Nhật nói riêng và sản phẩm Nhật nội địa nói chung. Với các sản phẩm có hạn sử dụng hoặc ngày sản xuất, thông tin này sẽ được ghi rõ bằng số theo quy cách: năm-tháng-ngày/năm-tháng.

Ví dụ: Sữa dưỡng MUJI ghi 170420 có nghĩa được sản xuất vào ngày 20/4/2017, suy ra HSD sẽ tới 20/4/2020

Tuy nhiên với mỹ phẩm Nhật, đa số đều không để hạn dùng ngày tháng trên sản phẩm, khiến người tiêu dùng Việt bối rối. Với kinh nghiệm kinh doanh hàng nội địa uy tín từ lâu và có công ty chủ quản tại Nhật, Konni39 xin giới thiệu mọi người những thông tin chuẩn nhất về quy định hạn dùng của mỹ phẩm Nhật.

1. Tính hạn dùng từ mẫu mã sản phẩm:

Các mặt hàng Nhật có ưu điểm đó là thường xuyên thay đổi mẫu mã bao bì qua các năm để cải thiện chất lượng và đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của khách hàng. Dựa vào đó, ta có thể dễ dàng ước tính được hạn dùng của sản phẩm vì quy định chung của các loại hóa mỹ phẩm Nhật sẽ phải có hạn dùng ít nhất 3 năm tính từ ngày sản xuất (http://japanesecosmetics.ee/info/expiration-dates-of-japanese-cosmetics/). Bởi vậy nếu sản phẩm của bạn đang có mẫu bao bì mới nhất thì cứ yên tâm rằng nó sẽ dùng tốt trong vòng 3 năm tới.

Ví dụ: sữa rửa mặt Kose sản xuất trong năm 2017 có mẫu bao bì khác với 2016

Tất nhiên, người dùng tìm hiểu trước mẫu mã mới của sản phẩm mà mình muốn mua và tìm nơi cung cấp tin cậy.

2. Kí hiệu mở nắp trên bao bì sản phẩm:Một số loại mỹ phẩm chỉ tính hạn từ khi mở nắp, trên vỏ hộp có kí hiệu ghi chữ: 6M, 12M, 18M…(M=month: tháng). Tức là từ khi mở nắp, sản phẩm sẽ có hạn dùng tương ứng 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng…

Ví dụ: son Shu huyền thoại có ký hiệu 24M sẽ sử dụng tốt trong vòng 2 năm kể từ khi mở nắp, giá hơi cao mà sang chảnh được những 2 năm thì vẫn là rẻ đúng không ạ??

3. Ký hiệu riêng trên sản phẩm (Batch Code):

Batch Code là một dãy các chữ và số quy định thông tin số lô sản phẩm, ngày sản xuất của sản phẩm. Mỗi công ty có cách quy định batch code khác nhau nên khi muốn tra cứu ngày sản xuất của sản phẩm nào, ta cần tìm hiểu quy định của hãng/công ty đó.

Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm Nhật sẽ tuân theo một số quy định phổ biến sau:

A. Chuỗi ký tự có 1 số đứng trước rồi đến 1 chữ cái:

Chuỗi thường có 3 hoặc 5 ký tự, trong đó có 1 số đứng đầu là năm sản xuất, 1 chữ cái đứng sau là tháng sản xuất (tính theo thứ tự trong bảng chữ cái), ta chỉ cần quan tâm 2 ký tự đầu tiên này.

Ví dụ: Lotion của HADALABO có ký hiệu 7H2 dưới đáy có nghĩa được sản xuất vào tháng 8/2017 (số 7 là số cuối của năm 2017, chữ H đứng thứ 8 trong bảng chữ cái. Tương tự, sữa rửa mặt trà xanh Shirochasou ROHTO ký hiệu 7A3AT ở viền mép được sản xuất vào tháng 1/2017.

B. Chuỗi ký tự có 4 số đứng trước rồi tới chữ cái: Trong đó, số đầu tiên là số cuối của năm sản xuất, 3 số còn lại là ngày Julian. Ví dụ: Kem dưỡng đỏ 5 in 1 của AQUALABEL có ký hiệu 7251TD, có chuỗi 4 số 7251 trong đó số 7 thể hiện sản phẩm được sản xuất vào năm 2017, 3 số 251 là ngày Julian (tương ứng với ngày thứ 251 trong năm) = ngày 8 tháng 9. Như vậy, sản phẩm được sản xuất vào ngày 8/9/2017.

Để kiểm tra được ngày julian tương ứng ngày tháng nào ta có thể truy cập trang web http://www.onlineconversion.com/julian_date.htm để chuyển đổi qua ngày theo lịch hiện đại.

NHỮNG SAI LẦM KHI KIỂM TRA HẠN SẢN PHẨM NHẬT

Các trang web kiểm tra mã vạch (như https://www.upcdatabase.com) 1. Dùng trang web kiểm tra mã vạch

chỉ đơn thuần cho chúng ta thông tin về NGÀY ĐĂNG KÍ MÃ VẠCH chứ không phải ngày sản xuất của sản phẩm. Hàng hóa Nhật rất hay thay đổi về mẫu mã, tuy nhiên mã vạch ko phải lúc nào cũng đổi, có những sản phẩm bao bì thay đổi nhưng mã vạch vẫn giữ nguyên cả chục năm nên không thể lấy mã vạch làm căn cứ tính ngày sản xuất.

VD: em kiểm tra mã vạch của lô sữa rửa mặt trà xanh mới nhập mà ở trên tính ra NSX là tháng 1/2017 thì web báo thời gian là 10/10/2014 thật là quá xa xôi. Suy nghĩ logic 1 chút mọi người sẽ thấy mã vạch KHÔNG THỂ cho ta thông tin NSX được vì chẳng lẽ mỗi ngày người ta lại phải cấp cho sản phẩm đó 1 mã khác nhau???

Cách kiểm tra này sẽ cho thêm các thông tin về thương hiệu, xuất xứ nên ta có thể dùng để tham khảo để xác định nguồn gốc.

2. Kinh nghiệm truyền tai trên…mạng mà không có cơ sở:

Do không có quy định chung và cách ký hiệu khác nhau giữa những NSX nên có tình trạng một số người bán “nghĩ” ra cách kiểm tra NSX, thậm chí cả HSD của sản phẩm nhằm mục đích bán được hàng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Thức Đọc Hạn Sử Dụng Và Mã Vạch Trên Mỹ Phẩm trên website Thaiphuminh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!