Đề Xuất 3/2023 # Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Và Bảo Quản Kính Hiển Vi # Top 4 Like | Thaiphuminh.com

Đề Xuất 3/2023 # Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Và Bảo Quản Kính Hiển Vi # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Và Bảo Quản Kính Hiển Vi mới nhất trên website Thaiphuminh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kính hiển vi là dụng cụ khoa học rất nhạy cảm, cần được sử dụng đúng cách và bảo quản cẩn thận mọi lúc để đảm bảo chúng hoạt động tốt nhất và có thể nâng tuổi thọ của kính hiển vi lên cao nhất.

Những việc cần làm trong sử dụng và bảo quản kính hiển vi

2. Chỉ bật đèn sử dụng khi cần thiết. Ngày nay các kính hiển vi quang học hầu hết sử dụng bóng đèn để tạo ánh sáng thay cho gương. Các bóng đèn này có tuổi thọ nhất định, vì vậy chỉ bật đèn khi bạn soi kính, khi không soi bạn phải tắt đèn để giữ tuổi thọ cho bóng đèn.

3. Rửa sạch và lau khô tay trước khi sử dụng, tránh mang bụi bẩn lên kính hiển vi của bạn.

4. Không để dung dịch trên tiêu bản bám vào đầu vật kính. Khi soi tươi bằng vật kính 40 có thể trên lam kính có dung dịch. Khoảng cách từ đầu vật kính đến tiêu bản là rất gần. Do vậy rất dễ dính dung dịch lên trên đầu vật kính. Vì vậy hãy nhớ luôn luôn phải đậy lam men khi soi tươi với dung dịch để tránh làm hỏng đầu vật kính.

5. Sử dụng dầu soi đạt chất lượng. Khi soi kính ở vật kính 100 bạn phải sử dụng dầu soi. Dầu soi giúp tăng độ chiết quang giúp việc tập trung ánh sáng tốt hơn. Tuy nhiên chất lượng dầu soi ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của vật kính. Vì vậy hãy sử dụng loại dầu soi có chất lượng tốt để soi kính vừa giúp soi tốt hơn vừa bảo quản vật kính tốt hơn.

6. Hàng ngày sau khi sử dụng phải lau sạch dầu soi ở vật kính dầu bằng một mảnh vải mềm tẩm xylen hoặc cồn và lau sạch lại bằng một mảnh vải sạch không có xơ. Cũng cần lau sạch các vật kính khác và thị kính bằng một mảnh vải mỏng.

7. Tuyệt đối không dùng mảnh vải đã lau vật kính dầu để lau thị kính. Không được dùng cồn để lau các mặt sơn của kính hiển vi. Chú ý không được để lỗ trống thấu kính mà nên dùng một nắp đậy thích hợp hoặc một miếng băng keo dán kín trên lỗ trống

8. Trước khi cất kính hiển vi, để vật kính nhỏ ở vị trí quan sát. Nếu cẩn thận hơn, hạ tụ quang kính xuống. Nếu tụ quang kính bẩn, lau bằng giấy lau kính khô.

9. Bụi bẩn ở môi trường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hỏng các đầu vật kính, thị kính hoặc các thấu kính. Vì vậy khi sử dụng xong, phải phủ kính bằng một mảnh vải hoặc mảnh ni long để tránh bụi.

10. Đặt kính hiển vi trong phòng có máy điều hoà nhiệt độ hoặc trong phòng có máy hút ẩm để bảo vệ hệ thống thấu kính và lăng kính khỏi bị nấm mốc trong mùa nóng ấm như để. Ở nơi không có điện, có thể đặt một giá đỡ hộp kính hiển vi cách lò sưởi cuả tủ lạnh hoặc máy lạnh chaỵ bằng ga hay dầu khoảng 30cm để giúp hộp đựng kính hiển vi đủ khô, bảo vệ thấu kính khỏi bị nấm mốc.

11. Cần bảo dưỡng kính hiển vi định kỳ để kip thời phát hiện ra lỗi và nhanh chóng sửa lỗi ấy, đem lại hiệu quả sử dụng và độ bền máy cao nhất.

Lan Phương (Tổng hợp)

Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Và Bảo Quản Kính Đeo Mắt (Phần 1)

Kính đeo mắt (cận, viễn, loạn thị, kính mát..), ngoài các yêu cầu kĩ thuật như chất liệu, độ bền cơ học, các chỉ số quang học cũng như các tính năng của nó (nhìn xa, đọc sách, hai tròng, đa tròng, đổi màu..) thì cách sử dụng và bảo quản cũng là một yếu tố rất quan trọng giúp cho chiếc kính của quý vị và các bạn được bền lâu hơn, đẹp lâu hơn.

1. Tránh khí nóng, lửa

– Các loại gọng kính làm bằng chất liệu celluloid và mắt kính làm bằng nhựa tổng hợp thường bị biến dạng ở nhiệt độ khoảng 600C, bị nóng chảy ở nhiệt độ trên 1700C.

– Không được đặt kính gần các vật có nhiệt độ cao như bêp ga, lò nướng, lò sưởi, bàn là nóng..

– Không được rửa kính bằng nước nóng, sử dụng kính khi tắm hơi hoặc dung máy sấy, lò sấy để làm khô kính.

– Không để kính trên các vật hấp thụ nhiệt mạnh như mặt bàn, bãi cát.. dưới ánh nắng mặt trời trên 300C.

– Không nên để kính trong xe ôtô khi đỗ xe dưới trời nắng.

– Không để kính trong cốp xe máy vì nhiệt độ trong cốp xe

2. Không dược dung kính như một loại kính bảo hộ

– Những va đập mạnh có thể gây hỏng kính, gây thương tích cho mắt hoặc phần đầu. Những trường hợp dễ dẫn đến các va chạm mạnh như chơi các môn thể thao bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, tennis, cầu lông.. nên sử dụng các loại kính bảo hộ chuyên dụng.

3. Không nên thay đổi hay cải tiến hình dạng của gọng kính

– Không được tự ý thay đổi hay cải biến hình dạng ban đầu của kính, tránh để gọng kính bị trầy xước, vì đó có thể là nguyên nhân làm yếu và gẫy gọng.

– Đối với gọng dẻo, tuy là loại gọng khó gây ra các biến dạng. Nhưng nếu cố ý bẻ cong, vặn hoặc tác động lực mạnh thì vẫn có thể gây hỏng, gãy hoặc biến dạng. Do vậy, không được cố tình bẻ hay vặn gọng kính và tránh các va đập mạnh.

– Đố với loại gọng kính xẻ cước (gọng bán vành): Loại gọng này có cấu trúc mắt kính được đỡ bằng nẹp dạng nguyên liệu sợi (chủ yếu là sợi nylon – cước) nên có thể xảy ra trường hợp khi dùng lâu sẽ bị hao mòn, yếu đi dẫn tới bị đứt, làm cho mắt kính bị rơi ra. Ngoài ra, các loại sợi nàycũng có thể bị yếu, đứt do nhiệt hoặc do bị kéo căng, nên không được đặt ở những nơi có nhiệt độ cao và tránh các va đập mạnh.

– Với loại gọng khoan (không có phần bao đỡ mắt kính): Loại gọng này có cấu trúc mắt kính được khoan các lỗ vít để bắt vào gọng kính. Vậy nên, cần đặc biệt chú ý tới độ chặt của các lỗ vít hay sự biến dạng của gọng. So với các loại gọng kính liền vành và bán vành thì loại này thường rất dễ vỡ mắt nên phải cẩn thận khi sử dụng. Và tốt hơn là phải sử dụng loại mắt chuyên dụng cho loại gọng này.

– Với loại gọng dung bản lề dạng lò xo (có thể gọi là nhíp): Cần tránh việc mở hai càng của gọng kính quá mạnh hay quá rộng cũng dễ gây hỏng, tránh tiếp xúc với khí ẩm, bụi có thể gây gỉ sét hay kẹt lò xo. Khi vào nhà tắm, tắm hơi, tắm biển.. nên tháo kính.

4. Ve kính và ốc vít

– Ve kính (miếng đệm để tỳ lên sống mũi) là vật dễ bị hao mòn, nên sáu tháng hay một năm một lần hãy đến cửa hàng kính để kiểm tra và thay thế nếu cần thiết.

– Khi ốc vít của gọng kính bị hỏng hoặc gọng kính bị biến dạng dễ làm cho mắt kính bị rơi ra, trong trường hợp như vậy tuyệt đối không dung keo để gắn lại sẽ làm cho mắt kính bị ảnh hưởng như mất thị trường nhìn và những mảnh mắt kính bị vỡ rơi ra làm tổn thương đến mắt, nên ngưng sử dụng và mang kính đến cửa hàng để sửa chữa, thay thế.

5. Cẩn thận khi mắt kính tiếp xúc với mỹ phẩm

– Khi dùng mỹ phẩm, đồ trang điểm nên tháo kính. Nếu những hoá mỹ phẩm này dính vào gọng hoặc mắt kính, ta nên rửa và lau sạch.

– Không để kính tiếp xúc với các loại etxăng (benzine), thinner hay cồn vì đó là nguyên nhân làm cho kính bị hỏng như gọng bị ăn mòn, mắt bị rỗ, biến chất, đổi màu..

6. Với những người dễ bị dị ứng

– Trong trường hợp gọng kính bị trầy xước, gỉ sét hay vỡ lớp bọc ngoài cùng, nếu cứ tiếp tục sử dụng có thể gây ảnh hưởng không tốt cho da.

– Khi bị ngứa, tróc da hay có hiện tượng là ở những phần da tiếp xúc với kính, hãy ngưng sử dụng và đến phòng khám để khám. Khi đó cùng với việc điều trị các dị ứng, sẽ phải dung những loại gọng kính có chất liệu phù hợp với cơ địa của mình.

7. Những biến đổi của chiếc kính theo thời gian

– Mọi đồ dùng đều có tuổi thọ nhất định của chúng, khi sử dụng lâu kính có thể bị hỏng do lão hoá, gọng sẽ trở nên yếu đi hoặc bị bào mòn.. mắt kính có thể bị ngả màu, trầy xước.. đó là lúc nên đến các hiệu kính để được tư vấn sửa chữa hoăc thay đổi kính mới.

Cách Sử Dụng Bảo Quản Sửa Kính Hiển Vi

Kính hiển vi được dùng nhiều trong phòng thí nghiệm. bài viết này sẽ giới thiệu Cách sử dụng bảo quản sửa kính hiển vi đúng cách nhất

Giới thiêu tổng quan và các loại kính hiển vi

– Loại 1 : Kính hiển vi sinh học là thiết bị sử dụng để soi vi sinh vật nhỏ như nấm mem nấm mốc, bacilus, staphylococus,samonela, các loại vi khuẩn có lợi và có hại. ngoài ra còn dùng để soi tinh trùng. Độ phóng đại thường từ 40 tới 1000x lần ( 1000 lần phải dùng dầu soi kính).Có 2 loại là 2 mắt hoặc 3 mắt ( gắn camera). Kính có camera tiện cho người sử dụng và trong những năm gần đây được các nhà khoa học và nhân viên phòng thí nghiệm quan tâm vì tính năng nổi bật mà nó đem lại

– Loại 2: Kính hiển vi soi nổi là thiết bi sử dụng soi mạch điện tử, soi các chi tiết như vải sợi, dây, hoặc con trùng có kích thước lớn. độ phóng đại từ 3-30 lần. Kính có thể có 2 mắt hoặc 3 mắt ( gắn camera) có camera và phần mềm đo lường cho phép người dùng có thể quan sát qua màn hình máy tính, chụp hình ảnh đang quan sát, đo kích thước vùng cần kiểm tra như vết nứt mạch, kích thước cơ thể côn trùng. thiết bị có camera và phần mềm có thể xuất kết quả hình ảnh ra file báo cáo.

– Loại 3: Kính hiển vi đo lường là dòng chuyên dụng cho ngành điện tử dùng đo các kích thước linh kiện theo 3 chiều cao sâu rộng. thiết bị chính xác tới từng mircomet.Có camera và phần mềm đo lường kèm theo. các phép đo được lập trình sẵn. Cho phép lưu công thức đo, xuất dữ liệu ra file excel các thông số

– Loại 4: Kính hiển vi điện tử đây là dòng cao cấp phục vụ cho nghiên cứu. độ phóng đai lên tới 40,000 lần. Có thể kiểm tra thành phần chất, độ dày lớp. Hiện nay tại Việt Nam chỉ có một vài trung tâm sử dụng như Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Trung Tâm Công Nghệ Cao Quận 9.

Cách sử dụng kính hiển vi Kính hiển vi đúng cách

Bước 1: Lựa chọn thiết bị Tùy thuộc vào loại ứng dụng, loại mẫu mà chọn cho mình loại phù hợp Như mẫu vi sinh phải chọn kính hiển vi sinh học, mẫu côn trùng, mẫu linh kiện phải chọn kính soi nổi, muốn đo lường chính xác phải chọn kính hiển vi đo lường. Thiết bị phải hoạt động tốt không bị rò điện tránh nguy hiểm cho người sử dụng

Bước 2: Chuẩn bị mẫu: Mẫu kiểm tra có thể kiểm tra trực tiếp hoặc phải chuẩn bị trước khi xem để cho kết quả như mong muốn

Bước 3: Thao tác thực tế Trước tiên đặt mẫu vào mâm đặt mẫu, Chọn độ phóng đại cần kiểm tra ( lưu ý chọn từ độ phóng đại thấp đến cao). Sử dụng núm chỉnh chiều cao sao cho vật vật kính gần sát xuống tới mẫu. Không được để vật kính chạm mẫu vì gây hư vật kính và hư mẫu. Bước này rất quan trọng và bạn cần phải thực hiện hết sức cận thận. Tiếp theo mắt nhìn vào 2 Thị Kính hoặc màn hình nếu thiết bị có kết nối camera phần mềm. Dùng tay chỉnh cho vật kính đi lên hướng xa khỏi mẫu cho tới khi mắt quan sát thấy rõ nhất có thể. Cố định vị trí quan sát rõ nhất sau đó tiến hành kiểm tra mẫu và thực hiện các thao tác chụp hình ảnh, đo các kích thước cần đo. Nếu tại độ phóng đại đang xem không đủ rõ chúng ta từ từ nâng vật kính lên và chuyển qua vật kính có độ phóng đại lớn hơn và tiếp tục thực hiện lại như thao tác lúc nãy. Bước này rất quan trọng vì càng ở độ phóng đại càng cao chúng ta cần điều chỉnh núm chiều cao càng nhẹ nhàng và chậm Sau khi đã quan sát thấy rõ mẫu chúng ta lấy mẫu ra khỏi thiết bị. Vệ sinh thiết bị, bảo dưỡng thiết bị. Phần này sẽ nói ở phần bên dưới

Cách Bảo quản bảo dưỡng Kính Hiển Vi đúng cách

Để thiết bị có tuổi tho cao công việc bảo quản, bảo dưỡng thiết bị rất quan trọng. Một số lưu ý khi bảo quản kính như sau:

– Không được đặt thiết bị trong môi trường ẩm ướt vì như vậy sẽ làm mốc vật kính dẫn tới hình ảnh bị mờ và phải thay thế gây lãng phí tốn kém

– Không đươc để rơi thiết bị vì sẽ làm thiết bị cong méo, các chi tiết cơ khí không còn chính xác, các thấu kính bên trong bi lệch dẫn tới kết quả sai và hình ảnh thu được không rõ nét như mong muốn

– Không được dùng vật sắc nhọn hay vải cứng lau chùi vật kính và thị kính vì nó gây xước kính hiển vi, cần dùng giấy lau kính chuyên dụng để vệ sinh sau khi sử dụng

– Cần phải có bao che bụi cho thiết bị, tránh để trong môi trường bụi

– Thiết bị phải để trên bàn chắc chắn không rung lắc

– Thiết bị cần được đặt trong Tủ đựng kính hiển vi có đèn, hút ẩm chống mốc

Sửa chữa kính hiển vi uy tín chất lượng

Bất kì thiết bị nào sau quá trình sử dụng sẽ dẫn tới hao mòn và cần sửa chữa thay thế. Quý khách không nên tự ý tháo sửa vì nguy cơ hư hỏng thêm nặng là rất cao. Hay liên hệ nơi uy tín có am hiểu về kính để sửa chữa. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành thiết bị phòng thí nghiệm và đặc biệt là kính hiển vi chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí, kiểm tra và sửa chữa tận tâm cho thiết bị của bạn

Quý khách liên hệ với chúng tôi qua thông tin

Công ty Tavaka

Mr Việt: 0935.880.309

Kính hiển vi

Cách Vệ Sinh Lau Chùi Kính Hiển Vi, Bảo Dưỡng Kính Hiển Vi

Hướng dẫn vệ sinh bộ phận quang học của kính hiển vi. Cách tốt nhất để ít khi phải rửa ống kính trên kính hiển vi là sử dụng cẩn thận và đậy nắp che khi không sử dụng. Chỉ chùi rửa ống kính khi chúng bị dơ và đảm bảo phải sử dụng đúng nguyên liệu.

Nếu mặt kính bị dơ hoặc bị dính bẩn, thực hiện như sau: Xác định vị trí vết bẩn. Quan sát vết bẩn trên vật kính và vệ sinh sơ bộ. Đôi khi chỉ cần thổi bay những bụi bẩn. Sử dụng một ống bóp thổi bụi hoặc loại ống bóp đi kèm với ống kính camera có các sợi quét bụi ở cuối. Nếu cần nhiều áp suất hơn thì có thể sử dụng hộp khí nén. Không sử dụng các loại chai xịt với dụng cụ quét bụi. Sau khi thổi bụi xong, quét nhẹ ống kính với khăn giấy Kimwipes. Khi sử dụng các loại khăn giấy này để chùi ống kính hiển vi thì chùi theo một hướng nhất định sẽ tốt hơn là xoa bề mặt ống kính theo chuyển động vòng tròn. Không chùi ống kính với vải thông thường, khăn tắm hoặc ngón tay!

Quy trình vệ sinh ống kính trước của vật kính. Khi sử dụng dung môi, nhỏ một hoặc hai giọt lên giấy và áp lên mặt kính vài giây để làm tan các hạt bụi bẩn. Sau đó lau nhẹ. Nên thử đầu tiên với nước cất làm dung môi. Nếu không hiệu quả, thử với cồn. Nếu ống kính bị dính những hạt hoặc lớp nhựa, phải thử dùng đến các loại dung môi mạnh hơn như acetone hoặc xylene. Không dùng acetone với những bộ phận bằng nhựa vì nó sẽ phân hủy lớp sơn và nhựa. Khi nhỏ dung dịch, cho một lượng nhỏ vào khăn giấy và bôi vào bề mặt phía dưới kính hướng lên trên ống. Điều này sẽ giúp dung dịch chảy xuống kính. Không tháo kính ra khỏi thiết bị trừ khi thật sự cần thiết và không nhúng vào nước dù vật kính có bị thừa dung môi. Nó có thể làm phân hủy các lớp chất dính dùng để cố định tấm kính. Đôi khi vật kính của kính hiển vi sẽ bị dính nhiều glycerine, máu hoặc các vật liệu dính albumin. Có thể loại bỏ nó bằng giấy chùi kính thấm dung dịch ammonia loãng (một giọt ammonia gia dụng và một nửa cốc nước thường). Nếu sử dụng vật kính 100x với dầu ngâm, chỉ cần lau sạch lượng dầu dư thừa bằng khăn giấy sau khi sử dụng. Nhiều lúc bụi có thể bám vào bề mặt dầu mỏng vì vậy nếu muốn lau chùi triệt để lớp dầu cần phải sử dụng một dung dịch hòa tan lớp dầu. Với dầu ngâm Cargille loại A hoặc B, bạn có thể dùng Naptha, Xylene hoặc turpentine (sử dụng một lượng rất nhỏ lên khăn giấy). Không sử dụng với nước, alcohol hoặc acetone vì dầu không hòa tan với các dung môi này.

Nguồn: http://thietbiphongthinghiem.com/tin-tuc/cach-ve-sinh-bo-phan-quang-hoc-kinh-hien-vi-5232.html

Lượt Xem: 189

Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Và Bảo Quản Kính Hiển Vi trên website Thaiphuminh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!