Cập nhật nội dung chi tiết về Sử Dụng Các Công Cụ Vẽ Cơ Bản Rectangle, Ellipse, Polygon, Freehand mới nhất trên website Thaiphuminh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
CorelDraw có các công cụ vẽ đa dạng và tiện ích, các phiên bản về sau phần lớn được thêm các công cụ vẽ với nhiều cách vẽ khác nhau được tự động và trợ giúp bằng các thuật toán. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi, nếu muốn có một nền tảng kỹ thuật vẽ CorelDraw vững chắc, các bạn nên luyện vẽ với các công cụ thô sơ nhất. Điều này ví cũng như một anh thợ học nghề muốn sử dụng các máy cưa, bào , khoan .. bằng điện nên bắt đầu luyện tay với các công cụ tương tự bằng tay trước. Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng các công cụ cơ bản Rectangle tool (vẽ hình chữ nhật, hình vuông), Ellipse tool (Vẽ hình bầu dục, hình tròn), Polygon tool (Vẽ hình đa giác) và Freehand tool (Công cụ vẽ nét, các đoạn thẳng, đường cong)
Hoàn tất hình vẽ, bạn sẽ có một hình chữ nhật rỗng chưa tô màu và đang được chọn (selected)
Object size: Đây là nơi bạn có thể nhập kích thước chính xác cho vật thể, ô ở trên là chiều ngang, ô ở dưới là chiều cao, đơn vị đo lường sẽ tùy thuộc vào thiết lập tài liệu ban đầu, ở trường hợp này là milimet. Bạn phải đảm bảo Lock ratio đang ở tình trạng mở, vì nếu khóa, khi bạn nhập chiều ngang hoặc chiều cao, ô còn lại sẽ cho kích thước tự động tùy theo tỉ lệ của hình chữ nhật bạn đang có.
Scale factor: Đây là tỉ lệ phóng to thu nhỏ, đơn vị là phần trăm, nếu bạn muốn hình chữ nhật mình có chiều ngang dài hơn gấp đôi như hiện tại, bạn sẽ nhập và ô phía trên là 200%, nếu bạn khóa Lock ratio chiều cao sẽ tự động được tăng thêm tương ứng theo tỉ lệ. Ngược lại chỉ có một chiều được tăng.
Angle of Rotation: Đây là góc quay vật thể theo chiều ngược kim đồng hồ từ 0 – 360 độ, nếu bạn nhập số âm, thí dụ 10 độ, góc quay sẽ tự động đổi qua số dương tương ứng là 350 độ. Lưu ý, các vật thể quay quanh trục mặc định là trung tâm vật thể, chúng ta sẽ học cách thay đổi trục quay ở bài học Shape tool.
Mirror: Lật mặt, icon bên trái sẽ lật vật thể từ trái sang phải (horizontally mirror), icon bên phải sẽ lật vật thể từ trên xuống dưới (vertically mirror).
Round corner : tạo góc bo tròn, Scalloped corner: tạo góc lõm, Charmfered corner: tạo góc vạt phẳng. Tất cả các góc này được tạo ra theo bán kính của 4 ô thông số Corner radius bên cạnh, lần lượt trái, phải, trên, dưới, nếu bạn muốn cả 4 góc đều nhau, chỉ cần điền thông số kích thước ở 1 ô và bấm icon khóa ở giữa, và ngược lại, nếu muốn thông số 4 góc khác nhau, thì bấm icon ở giữa mở khóa ra.
Relative corner scaling: Khi bạn nhấn kích hoạt icon này, bán kính bo tròn, tạo lõm hay vạt phẳng sẽ tương ứng theo tỉ lệ khi vật thể được kéo to hay thu nhỏ.
Outline width: Độ dày đường biên vật thể, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về Outline ở một bài khác.
Wrap Text: Tạo khoảng trống khi đặt vào các đoạn chữ, đây cũng là một tính năng chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn ở bài Artistic và Paragraph text.
Với công cụ Rectangle tool retangle-tool-icon bạn có thể vẽ hình vuông bằng cách nhấn phím Ctrl trong khi Drag chuột, các tính năng chỉnh sửa trên thanh thuộc tính đều giống như bạn đã biết ở trên, tương tự như hình chữ nhật. Bạn có thể chuyển đổi hình chữ nhật thành hình vuông và ngược lại bằng cách điều chỉnh thông số chiều ngang và chiều cao ở ô Object size trên thanh thuộc tính.
Polygon tool – vẽ hình đa giác
Để vẽ hình đa giác, đầu tiên bạn phải chọn Polygon tool polygon-tool-iconở thanh công cụ (toolbox), các thao tác còn lại cũng gần giống như Rectangle tool. Nếu bạn giữ Shift khi drag chuột thì bạn sẽ vẽ được một hình đa giác đều các cạnh. Nếu vừa giữ Shift và Ctrl thì hình đa giác sẽ được vẽ từ trung tâm và có các cạnh đều.
Trước khi bắt đầu bài hướng dẫn này, tôi muốn bạn tìm hiểu sơ lược khái niệm về curve. Theo nghĩa tiếng Anh, curve có nghĩa là đường cong, trong CorelDraw curve cũng có thể là một đoạn thẳng, hay nói cách khác, curve là một hay nhiều đoạn (segment) bao gồm đường thẳng (line), đường cong (curve) hoặc cả hai. Curve có hai dạng: đóng kín và hở. Curve chỉ có thể Fill (tô màu) nếu được đóng kín, có nghĩa là điểm đầu và điểm cuối của curve cùng là một điểm
Bên trái là curve chưa được đóng kín không tô màu được, bên phải là curve đã được đóng kín nên tô màu được
Để tạo curve tôi giới thiệu các bạn 3 công cụ cơ bản để vẽ nét, đó là Freehand (vẽ tự do), 2-point Line (vẽ đường thẳng bằng 2 điểm) và Bézier (đây là công cụ quan trọng nhất bạn cần chú ý, có thể thay thể cả hai công cụ trên)
Đây là công cụ vẽ tự do như bút chì, nên thường khó vẽ bằng chuột, nếu bạn có sử dụng thiết bị ngoại vi bút vẽ nó thật sự rất tuyệt vời. Tuy nhiên nếu không có điều kiện để vẽ các đường cong theo ý muốn bạn cần phải luyện tập nhiều, hoặc đơn giản là bạn sẽ dùng dụng cụ Bézier mà tôi sẽ hướng dẫn bên dưới.
Trước vẽ curve, thanh thuộc tính sẽ cho phép bạn điều chỉnh Freehand Smoothing: là thông số tự động làm mượt đường cong, số càng cao, độ mượt sẽ càng nhiều.
Curve ở trên có thông số Freehand Smoothing: 0 và Curve bên dưới có thông số Freehand Smoothing: 80
Sau khi hoàn tất vẽ curve, nếu bạn đang chọn curve, bạn có thể điều chỉnh Close curve: nếu đường curve đang hở, nhấp chuột vào icon này, nó sẽ tự động nối điểm đầu và điểm cuối thành một curve đóng kín
Công cụ này sử dụng khá đơn giản, như tên gọi của nó, bạn chỉ cần nhấn và drag chuột một khoảng cách, nó sẽ tạo ra một đoạn thẳng. Nếu bạn muốn buộc đường thẳng ngang hoặc đứng vuông góc, bạn giữ phím Shift hoặc Ctrl khi đang drag chuột vẽ.
tag: khóa học thiết kế đồ họa photoshop ở đâu, học đồ họa photoshop cơ bản và nâng cao ở đâu, đào tạo đồ họa chuyên sâu ở đâu, hoc thiet ke do hoa photoshop o dau tai ha noi, hoc thiet ke do hoa illustrator o dau, hoc do hoa corel draw , hoc do hoa cap toc tai ha noi, nâng cấp tay nghề thiết kế đồ họa cho nhân viên xưởng in
Hướng Dẫn Sử Dụng Git Cơ Bản
Git là một hệ thống kiểm soát phiên bản phân tán mã nguồn mở phổ biến hiện nay. Nó có thể giúp cho chúng ta lưu lại các phiên bản của những lần thay đổi vào mã nguồn và có thể dễ dàng khôi phục lại dễ dàng và người khác có quyền truy cập mã nguồn họ có thể xem các thay đổi ở từng phiên bản. Cơ chế lưu trữ của Git là nó sẽ tạo một snapshot trên mỗi tập tin và thư mục sau khi commit, từ đó chúng ta có thể tái sử dụng lại một ảnh chụp nào đó.
Một số định nghĩa cơ bản cần trong Git:
Thư mục làm việc là thư mục mà bạn có nội dung cần git quản lý.
Một commit là ảnh chụp toàn bộ nội dung thư mục làm việc của bạn và nó được theo dõi bằng cách sử dụng hàm 40 character SHA1 hash.
Index là nơi ảnh chụp nhanh các thay đổi của thư mục làm việc của bạn trước khi chúng ta commit. Nó khá quan trọng vì nó nằm giữa thư mục làm việc và một commit khác của bạn
Branch trong git nó là một con trỏ đến một commit cụ thể.
Gói git có trong hầu hết các bản phân phối Linux. Để kiểm tra xem gói git có khả dụng trên hệ thống của chưa bằng cách chạy lệnh sau:
[root@localhost ~]# git --version -bash: git: command not foundNếu gói git không có trên hệ thống của bạn, bạn có thể dễ dàng cài đặt như sau:
Đối với bản phân phối Debian/Ubuntu:
Chạy lệnh sau để cài đặt gói git:
root@ubuntuserver:~# apt-get install git Reading package lists... Done Building dependency tree Reading state information... Done git is already the newest version (1:2.20.1-2ubuntu1). ...
Đối với bản phân phối RHEL/CentOS:
Chạy lệnh bên dưới để thực hiện cài đặt gói git:
Để kiểm tra xem gói git cài đặt thành công chưa chúng ta chạy lệnh sau:
[root@localhost ~]# git --version git version 1.8.3.13.1. Git index
Index nằm giữa thư mục làm việc của bạn và các commit của bạn. Khi thực hiện git add thì bạn sao chép một ảnh chụp nhanh của thư mục làm việc vào index, tiếp theo khi chạy lệnh git commit thì bạn đã sao chép điều tương tự từ index để tạo một commit mới.
Lệnh git status là một lệnh rất hữu ích vì nó cho chúng ta biết sự khác biệt giữa thư mục làm việc, index và commit trước đó.
Như ví dụ sau chúng ta thêm file img vào thư mục làm việc sau đó chạy lệnh git status chúng ta sẽ thấy sự khác biệt:
Lệnh git diff cũng tương tự như git status, nhưng nó cho thấy sự khác biệt giữa các commit khác nhau và giữa thư mục làm việc và index. git diff --cached cho chúng ta thấy sự khác biệt trong index so với commit cuối cùng.
3.2. Branch
Branch là một con trỏ đến các commit khác nhau. Khi tiến hành commit lần đầu trong repository thì git sẽ tạo ra một branch có tên là master. Vì thế những lần commit sau sẽ được thêm vào branch master cho đến khi chuyển đổi branch.
Trong git thì chúng ta có thể tự do tạo một branch mới chúng ta sử dụng lệnh git branch và trỏ đến commit hiện tại
Ví dụ: Chúng ta cần tạo một branch có tên test chúng ta chạy lệnh sau:
[root@localhost project_euler]# git branch testKết quả sẻ như hình bên dưới:
Branch có tên test đã được tạo, gõ lệnh git branch chúng ta sẽ thấy có 2 branch tên master và test nhưng con trỏ vẫn cho biết nơi làm việc ở branch master. Branch test khởi đầu từ commit tiếp theo (kế thừa master từ commit tiếp theo trở về trước).
Để có thể thay đổi và bắt đầu làm việc trên một branch nhất định chúng ta cần phải thực hiện lệnh sau đây git checkout [name].
Ví dụ chúng ta cần chuyển qua làm việc trên branch có tên test chúng ta chạy lệnh như sau:
[root@localhost project_euler]# git checkout test Switched to branch 'test'3.3. Remote Repository
Mục đích của việc sử dụng remote repository là cho phép bất cứ ai ở những địa điểm khác nhau cũng có thể đóng góp các thay đổi mới cho repository.
Để kiểm tra tên của remote chúng ta chạy lệnh sau:
[root@localhost project_euler]# git remote -v origin https://github.com/ngocdang1999/project_euler (fetch) origin https://github.com/ngocdang1999/project_euler (push)Chúng ta thấy repository khi chúng ta đã clone đều được đặt tên là origin, và mỗi repository đều có hai trạng thái:
fetch: Dùng để lấy dữ liệu về từ server.
push: Dùng để gửi dữ liệu lên server.
Qua đây giúp chúng ta hiểu về lệnh git push origin master là chúng ta có thể push các thay đổi trên mã nguồn ở máy lên remote tên là origin với branch master.
Khi chúng ta muốn thay đổi tên remote mặc định (origin) sang một tên khác cho chúng ta dễ dàng quản lý.
Ví dụ: Chúng ta cần đổi từ tên origin sang tên blogd thì sẽ thực hiện như sau:
[root@localhost project_euler]# git remote rename origin dang [root@localhost project_euler]# git remote -v dang https://github.com/ngocdang1999/project_euler (fetch) dang https://github.com/ngocdang1999/project_euler (push)Sau khi đã đổi tên remote thì khi chúng ta thực hiện push chúng ta cần thực hiện lệnh như sau git push [name remote] master để có thể push các thay đổi trên mã nguồn ở máy lên remote repository.
Nếu chúng ta muốn thêm một remote để có thể lấy dử liệu hoặc thêm các thay đổi trên mã nguồn máy lên remote thì chúng ta sử dụng lệnh git remote add [name_remote] [URL].
Ví dụ: Khi chúng ta cần remote một repository và đặt tên cho remote này là dang chúng ta làm như sau:
[root@localhost project_euler]# git remote add blogd https://github.com/ngocdang1999/webdang.github.io.git [root@localhost project_euler]# git remote -v blogd https://github.com/ngocdang1999/webdang.github.io.git (fetch) blogd https://github.com/ngocdang1999/webdang.github.io.git (push) dang https://github.com/ngocdang1999/project_euler (fetch) dang https://github.com/ngocdang1999/project_euler (push)3.4. Merge
Trong một dự án chúng ta sẽ có nhiều thành viên tham gia thực hiện thì mỗi người sẽ đảm nhận một nhiệm vụ riêng nhưng đến khi hoàn thành thì chúng ta cần phải tiến hành đồng bộ hóa các nhiệm vụ của tất cả các thành viên. git có tính năng giúp cho chúng ta có thể thực hiện di chuyển các con trỏ nhánh cần thiết để có thể hoàn thành dự án.
Lưu ý: Chúng ta cần hoàn thành commit trước khi thử merge.
3.5. Sử dụng git
3.5.1. Sử dụng git trên hệ thống cục bộ
Sử dụng git để tạo project hay một thư mục đã có sẵn để nhập vào git.
Để có thể khởi tạo một kho chứa từ thư mục có sẳn đầu tiên chúng ta cần cần chạy lệnh sau:
[root@localhost ~]# mkdir website && cd website [root@localhost website]# git init Initialized empty Git repository in /root/website/.git/Tiếp theo thực hiện tạo nội dung bằng cách sử dụng lệnh echo để thêm nội dung vào file index.html.
Chạy lệnh sau để thêm nội dung vào git index:
[root@localhost website]# git add chúng tôiThực hiện commit để thay đổi commit mới:
3.5.2. Sử dụng git trên máy chủ
Để bắt đầu một kho lưu trữ git mới trên máy chủ chúng ta chạy lệnh sau:
[root@localhost ~]# mkdir chúng tôi [root@localhost ~]# cd chúng tôi [root@localhost mywebsite.git]# git init --bare --shared Initialized empty shared Git repository in chúng tôiTạo hook của bạn sẽ kiểm tra mã vào thư mục web thực tế của bạn.
3.5.3. Quay lại hệ thống cục bộ
Thêm thư mục từ xa vào cấu hình cục bộ:
[root@localhost website]# git remote add web ssh://root@192.168.70.188/home/user/mywebsite.gitĐẩy nội dung của kho lưu trữ cục bộ vào kho từ xa:
Sau đó, thay đổi mọi thứ cục bộ và để tải lên các thay đổi, chỉ cần thực hiện:
Để có thể tạo một repository mới chúng ta chạy lệnh sau:
Khi chúng ta muốn sao chép (clone) một repository trên máy cục bộ chúng ta thực thi lệnh bên dưới:
git clone /đường-dẫn-đến/repository/Khi một repository ở trên một máy chủ khác thì chúng ta phải thực thi một dòng lệnh như sau:
git clone username@ipadd:/đường-dẫn-đến/repositoryVí dụ: Chúng ta cần thực hiện sao chép một repository từ máy chủ ” https://github.com/ngocdang1999/project_euler” chúng ta chạy lệnh sau:
Sử dụng lệnh git để thêm các thay đổi vào chỉ mục index sử dụng lệnh bên dưới:
Ví dụ: Thực hiện thêm một file “/test-git/test.txt” vào repository chúng ta vừa sao chép về sau đó thêm nó vào chỉ mục index:
Để commit những thay đổi các chỉ mục index chúng ta chạy lệnh sau:
git commit -m "Ghi chú Commit"Ví dụ: Sau khi chúng ta thực hiện thêm một file vào chỉ mục index tiếp theo chúng ta cần commit các thay đổi thực hiện như sau:
Khi chúng ta cần push các thay đổi khi các thay đổi của chúng ta đang nằm tại HEAD của bản sao cục bộ đang làm việc. Để có thể push các thay đổi đến repository remote chúng ta thực thi như sau:
git push origin masterVí dụ: Khi đã commit thành công chúng ta sẽ push các thay đổi lên repository như bên dưới:
Như kết quả trên chúng ta đã thực hiện push thành công lên repository.
Lưu ý: Thay đổi master bằng bất cứ nhánh nào mà bạn muốn đẩy những thay đổi đến.
Để có thể tạo một nhánh mới có tên là “test” và chuyển qua nhánh đó từ master thực hiện như sau:
[root@localhost project_euler]# git checkout -b test Switched to a new branch 'test'Khi chúng ta cần trở lại nhánh master từ một nhánh khác thực thi như sau:
[root@localhost project_euler]# git checkout master Switched to branch 'master'Để có thể xóa một nhánh và nhánh đó có tên là “test” chúng ta chạy lệnh sau:
[root@localhost project_euler]# git branch -d test Deleted branch test (was a176e65).Để cập nhật một repository cục bộ của bạn và commit mới nhất chúng ta chạy lệnh sau:
[root@localhost project_euler]# git pull Already up-to-date.Nếu chúng ta muốn hủy tất cả thay đổi và các commit cục bộ, về fetch lịch sử gần đây nhất từ máy chủ và trỏ đến nhánh master cục bộ như sau:
[root@localhost project_euler]# git fetch origin [root@localhost project_euler]# git reset --hard origin/master HEAD is now at a176e65 Them thu muc test-git vao repositorySau khi chúng ta thay đổi tên của một thư mục con trong thư mục làm việc hiện tại chúng ta cần chạy lệnh git add -u để git giúp chúng ta update tự động tên đã thay đổi.
Lệnh git status hiển thị trạng thái của cây làm việc, bao gồm sự khác biệt giữa chỉ mục và cam kết hiện tại.
Lệnh git log giúp chúng ta có thể hiển thị nhật ký commit.
Lệnh git clean dùng để loại bỏ các tập tin không bị theo dõi khỏi thư mục làm việc.
Chỉ định vị trí bug nhập vào chúng ta có một số tùy chọn sau:
Đánh dấu vị trí bắt đầu chạy thực thi lệnh sau: git bisect start.
Đánh dấu vị trí tốt thực thi lệnh sau: git bisect good.
Đánh dấu vị trí bị hỏng thực thi lệnh sau: git bisect bad.
Chạy tự động: git bisect run.
Dùng để di chuyển hoặc xóa file chúng ta chạy lệnh bên dưới:
Lệnh git mv dùng để di chuyển file.
Lệnh git rm dùng để xóa file.
Qua bài trên, giúp cho chúng ta biết cách sử dụng lệnh git để kiểm soát phiên bản phân tán mã nguồn mở. Đồng thời giúp cho chúng ta có thể lưu lại các phiên bản của tất cả các lần thay đổi có thể dễ dàng khôi phục lại dễ dàng. Ngoài ra chúng ta cũng có thể cung cấp quyền truy cập mã nguồn cho những người trong team một cách dể dàng.
Công Dụng Và Cách Sử Dụng Dầu Dừa “Hồi Sinh” Tóc
Từ ngàn xưa phái đẹp đã ưa chuộng dùng dầu dừa để làm đẹp cho tóc và da. Công dụng của dầu dừa đối với tóc là giúp giảm khô và tăng độ ẩm cho tóc, mang lại mái tóc óng mượt và đầy sức sống.
Dầu dừa có tác dụng gì?
Thành phần của dầu dừa có gì?
Nhờ chứa các axit béo và các chất dẫn xuất như: chlorid, betain… nên dầu dừa có tác dụng giúp vitamin E, vitamin K và một số khoáng chất thấm sâu vào chân tóc, nuôi dưỡng mái tóc mềm mại, mượt mà.
Trong dầu dừa chứa gần đến 50% Acid Lauric – một thành phần kháng sinh tự nhiên. Bên cạnh đó, còn có thêm Caprylic chiếm tỷ lệ gần 10% cũng đóng vai trò tương tự như Acid Lauric. Hai chất này có tác dụng diệt khuẩn cao, cộng thêm thành phần dưỡng ẩm cao thì đây sẽ là một trong những phương pháp trị gàu tự nhiên tốt nhất.
Dầu dừa có tác dụng gì?
Công dụng của dầu dừa là:
Nuôi dưỡng mái tóc mềm mượt.
Dưỡng ẩm mái tóc, giảm tóc khô và chẻ ngọn.
Trị gàu, giảm bớt triệu chứng ngứa, hay bong vảy da đầu.
Các tác dụng của dầu dừa được xem như kem chống nắng, bảo vệ tóc trước tác hại của môi trường.
Cách chăm sóc tóc bằng dầu dừa
½ muỗng canh dầu dừa
½ thìa cà phê mật ong
½ quả chanh
Trộn đều hỗn hợp mặt nạ ủ tóc này thoa lên mái tóc và kết hợp massage nhẹ nhàng. Tiếp theo, sử dụng mũ trùm ủ tóc trong 20 phút rồi xả sạch lại với nước. Đây cũng được xem là phương pháp đắp mặt nạ dầu dừa cho tóc, chị em nên áp dụng 1 lần/tuần để có mái tóc suôn mượt và óng ả hơn.
Sau khi gội đầu hằng ngày, có thể cho 3-5 giọt dầu dừa ra tay rồi xoa đều lên thân tóc. Hoặc cho vào lược răng nhỏ để chải đều lên tóc. Công dụng của việc dùng dầu dừa theo cách này sẽ giúp tóc không bị bết và dưỡng sâu hơn.
Nếu lười hơn nữa, có thể cho 1 chén nhỏ dầu dừa vào 200ml dầu gội đầu. Mỗi lần gội dùng hỗn hợp ấy gội xả như bình thường.
Massage da đầu nhẹ nhàng để dầu dừa phát huy tác dụng
Lưu ý khi dùng dầu dừa để chăm sóc tóc
– Nên làm ấm trước khi sử dụng dầu dừa làm đẹp để các tinh chất có trong dầu dừa hoạt động tốt hơn, thấm sâu nuôi dưỡng chân tóc và da đầu được hiệu quả.
– Sau khi gội đầu, chị em nên để tóc khô tự nhiên, không nên dùng máy sấy tóc, điều đó sẽ làm tóc trở nên khô và dễ rụng hơn.
– Không nên sử dụng quá nhiều dầu dừa suốt cả tuần. Sau khi sử dụng dầu dừa nhất định phải xả sạch mái tóc. Việc dùng dầu dừa quá nhiều hoặc không được xả sạch sẽ lưu lại một lượng chất nhờn trên da dầu, bã nhờn sinh ra sẽ gây bít tắc lỗ chân lông khiến dễ gãy rụng tóc hơn và đôi khi có thể mọc mụn trên đầu.
– Khuyến cáo nên sử dụng dầu dừa nguyên chất. Dầu dừa nguyên chất đem đến công dụng “siêu dưỡng” cho mái tóc là loại có màu vàng nhẹ, mùi thơm ngọt dịu, đặc trưng của dừa. Cho lọ dầu dừa vào ngăn mát tủ lạnh. Chờ khoảng 30 phút (nếu nhiều thì sẽ là 60 phút) thì sẽ thấy dầu dừa bị đông đặc lại. Nếu là đông đặc đều thì đó là nguyên chất. Nếu xuất hiện tách lớp, dầu chỉ đông 1 phần thì có thể dầu đã bị pha loãng.
Hồng Nhan
Tất Tần Tật Cách Sử Dụng To
Một trong những hiện tượng ngữ pháp phổ biến và căn bản nhất trong Tiếng Anh chính là sử dụng của 2 dạng động từ đi kèm “Verb-ing” và “To-Verb”. Tuy 2 dạng này có cách sử dụng và điều kiện sử dụng khác nhau nhưng rất dễ bị nhầm lẫn khi chưa hiễu kỹ và thông thạo cách sử dụng. Bài viết này sẽ cung cấp những cách dùng “to V” và “V-ing” phổ biến, các điều kiện sử dụng cũng như cách phân biệt các dạng thức “to V” và “V-ing”.
“To Verb”, hay To-infinitive
Đây là hình thức nguyên mẫu cơ bạn của động từ, với To V, hay To Infinitive, chúng ta có cách dùng như sau:
Làm tân ngữ đứng sau các động từ (object of a verb): afford, agree, arrange, attempt, beg, care, choose, claim,decide, determine, demand, desire, expect, fail, hesitate, learn, manage, offer, pretend, prepare, neglect, refuse,…
Cũng giống như To-Infinitive, Gerund Verb cũng có 3 cách sử dụng khác nhau, cùng chúng mình tìm hiểu xem chúng khác nhau như thế nào nhé! 3 cách sử dụng đó là:
Gerund verb làm chủ ngữ của câu Trong trường hợp này, Gerund verb đóng vai trò như một danh từ:
Gerund verb làm tân ngữ của câu: thường đứng sau những từ như: admit, avoid, appreciate, deny, enjoy, excuse, mention, mind, recall, resist, invole, save, escape,…
Gerund verb làm bổ ngữ cho tân ngữ, một số động từ có tể được theo sau bởi tân ngữ và danh động từ V + O + Gerund Verb, các động từ đó bao gồm: catch, discover, spend, stop, watch, find, hear, keep,…
Những trường hợp đặc biệt khi sử dụng “To Verb” và “V-ing”
Đối với cách dùng là tân ngữ của động từ, có một trường hợp đặc biệt là cả V-ing và To V trong tiếng Anh đều có thể dùng sau một động từ. Đôi khi hai cách dùng có thể giống nhau về nghĩa và cũng có lúc mỗi cách lại mang những ngữ nghĩa riêng biệt, sau đây chúng ta sẽ phân tích những trường hợp và dùng “To V” và “V ing” có nghĩa tương đồng và khác nhau nhé.
Nghĩa giống nhau với cả 2 cách dùng với các động từ: ebar, begin, cease, continue, fear, hate imagine, like, love, intend, prefer,…
Example 1: I began playing video games when I was 5 = I began to play video games when I was 5
Example 2: I prefer eating pizza than fried chicken = I prefer to eat pizza than fried chicken.
Stop V-ing: dừng hẳn một việc gì đó
Stop to V: dừng lại để làm một việc nào khác
V-ing: He has lung cancer, he needs to stop smoking.
To V: He was tired so he stopped to smoke.
Remember doing: tôi đã làm và đang nhớ lại mình đã làm việc đó
Remember to do: tôi nhớ là tôi chưa làm và tôi phải làm điều đó
Doing: I remember doing my homework yesterday
To do: Remember to do your homework, class!
Mean to V: có ý định làm gì
Mean V ing: có ý nghĩa là gì
Ví dụ:
To V: He doensn’t mean to prevent you from doing that
V ing: This sign means not turning left
4. See / Hear / Feel / Notice / Smell / Watch
See / Hear / Feel / Notice / Smell/ Watch + O + V ing: người nói chứng kiến 1 phần của hành động
See / Hear / Feel / Notice / Smell / Watch + O + V: người nói thấy toàn bộ hành động
Ví dụ:
I see him passing my house everyday
I watch those cars being shot and exploded right in front of my eyes.
Kết luận về To Verb và Ving
Vậy là chúng mình đã cùng đi qua cách phân biệt và sử dụng 2 dạng verb là “To V” và “V ing”, hay còn gọi là To-Infinitive và Gerund Verb, Báo Song Ngữ mong các bạn có thể hiểu rõ và sử dụng 2 loại verb trên một cách thành thục và nhuần nhuyễn nhất nhé
XEM THÊM:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sử Dụng Các Công Cụ Vẽ Cơ Bản Rectangle, Ellipse, Polygon, Freehand trên website Thaiphuminh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!