Top 11 # Xem Nhiều Nhất Cách Bảo Quản Gạo Nếp Được Lâu Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Thaiphuminh.com

4 Cách Bảo Quản Gạo Nếp Được Lâu Không Bị Mối Mọt Và Ẩm Mốc

Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của gạo nếp đối với con người

Gạo nếp thường được chia làm hai loại đó là: Nếp trắng và nếp than. Mặc dù khác nhau về màu sắc, cũng như về vị trí địa lý canh tác. Nhưng chúng có điểm chung đó là cả 2 loại nếp này đều có giá trị dinh dưỡng ngang nhau. Cụ thể các gạo nếp cung cấp dinh dưỡng cho người sử dụng như sau:

Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào

Cũng như gạo trắng, sử dụng gạo nếp hàng ngày, cơ thể bạn sẽ được cung cấp một nguồn năng lượng nhất định. Đủ để bạn có thể duy trì các hoạt động của mình trong ngày.

Gạo nếp còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong gạo nếp có trữ lượng lớn các loại: Vitamin E, sắt, magie và kali. Đây là những thành phần này đều có hàm lượng cao tới gấp 3 lần so với gạo trắng. Khoáng chất magie và kali là những dưỡng chất tốt cho sức khỏe tim mạch và thận. Vitamin E có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa.

Thông qua những công trình nghiên cứu, người ta nhận thấy những thành phần của gạo nếp, đặc biệt là nếp than có dưỡng chất antoxian. Đây là thành phần cũng đã được tìm thấy trong loại gạo đen, có tác dụng bảo vệ màng tế bào. Và không làm thay đổi hoặc phân hủy cấu trúc tế bào, do đó nó tác dụng hỗ trợ chống ung thư. Do vậy, những người có nguy cơ bị ung thư hoặc đã bị ung thư thì nên sử dụng gạo nếp thường xuyên trong mỗi bữa ăn.

Là thực phẩm phù hợp cho người bị tiểu đường

Người bệnh tiểu đường được khuyến cáo hạn chế tối đa việc sử dụng gạo trắng. Tuy nhiên họ có thể sử dụng nếp trắng và nếp than trong mỗi bữa ăn của mình. Các chuyên gia cho biết, gạo nếp chứa rất ít đường và hàm lượng đường được tạo ra khi vào cơ thể sẽ thấp hơn gạo trắng thông thường.

Những cách bảo quản gạo nếp được lâu và hiệu quả

Cách bảo quản gạo nếp bằng tỏi

Bước 1: Các bạn cho gạo nếp vào thùng to hoặc các thùng có nắp đậy.

Bước 2: Tiếp theo, các bạn sử dụng các tép tỏi đã bóc vỏ và đặt trên mặt gạo nếp. Lượng tỏi bỏ ít hay nhiều phụ thuộc vào lượng gạo nếp các bạn muốn bảo quản. Sau khi bỏ tỏi lên bề mặt gạo thì đóng nắp lại là xong.

Mùi hương của tỏi có tác dụng ngăn ngừa sự tấn công của các loại mọt gạo. Để đảm bảo quá trình bảo quản gạo nếp tốt nhất, các bạn nên tìm hiểu kỹ về các đặc điểm của gạo nếp.

Cách bảo quản gạo nếp lâu hơn bằng lu, vại

Từ xa xưa đến nay, việc sử dụng lu, vại để đựng gạo được rất nhiều gia đình ưu tiên sử dụng. Vì trong lu, vại thường rất thông thoáng và ít độ ẩm. Đây là điều kiện rất tốt để tránh sự hình thành của các loài mọt gạo.

Trước khi bỏ gạo nếp vào lu, vại. Các bạn nên chùi sạch và đem lu, vại ra phơi nắng cho hoàn toàn thông thoáng và không còn độ ẩm. Sau khi đổ gạo nếp vào và đậy nắp lại. Các bạn nên kê lu, vại gạo nếp lên cao khỏi mặt đất để tránh các côn trùng như gián, chuột, bụi bẩn. Đồng thời tránh quá trình thấm nước trong quá trình sinh hoạt của gia đình.

Nếu như bạn không thích mùi tỏi, do đó không muốn sử dụng tỏi để bảo quản gạo nếp. Thì có thể sử dụng chai nhựa rửa sạch để bảo quản gạo nếp. Các bạn tiến hành làm khô chai nhựa rồi cho gạo vào và đậy chặt nắp. Sau đó đem các chai nhựa chứa đầy gạo nếp cất ở nơi thoáng mát. Giờ thì các bạn có thể yên tâm là sẽ không bị lũ mọt tấn công gạo nếp của mình nữa. Gạo nếp của bạn sẽ được bảo quản lâu hơn, nhưng vẫn giữ được độ thơm ngon và dẻo như ban đầu.

Chú ý: Bên trong chai nhựa cần phải phơi cho khô ráo, nếu để ẩm thì sẽ dễ làm gạo nếp bị mốc.

Cách bảo quản gạo nếp lâu hơn bằng tủ lạnh

Khi gạo nếp bị ẩm, mốc điều này sẽ dẫn tới việc gạo nếp giảm đi chất lượng, mất đi hương vị. Do đó nơi lý tưởng nhất chính là tủ lạnh của các bạn. Đây là một thiết bị vừa thoáng mát, vừa khô ráo và rất thích hợp cho loại thực phẩm hút ẩm cao như là gạo nếp.

Trước khi cho gạo nếp vào các thiết bị chứa đựng như: Thùng, bao bì… Thì các bạn nên cho gạo vào trong tủ lạnh từ 4-5 ngày. Đây là cách hiệu quả nhất, có thể ngăn chặn bất kỳ một loại côn trùng nào đang cố xâm nhập vào gạo nếp của bạn.

Lời kết

Cách Bảo Quản Gạo Lứt Được Lâu Hơn Có Thể Bạn Chưa Biết

Giá trị dinh dưỡng vượt trội

Gạo lứt là loại gạo chỉ vừa mới bóc đi lớp vỏ trấu, vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài. Nếu giã sạch lớp cám này sẽ cho ra gạo trắng, loại chúng ta ăn hàng ngày. Lớp cám của hạt gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như: vitamin E, vitamin B1, B3, B6, ma-giê, man-gan, chất xơ, sắt…

Ở gạo trắng, qua quá trình xay, giã, 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng man-gan và hầu hết chất xơ đã bị mất đi.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84mg ma-giê, so với 9mg ở gạo trắng. Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng trong lớp cám của gạo lứt chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh về tim mạch.

Giá trị dinh dưỡng vượt trội của gạo lứt

Gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ. Nó làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh.Đồng thời, với nguồn chất xơ dồi dào, gạo lứt giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, chất xơ còn có tác dụng giúp no lâu nên khi ăn cơm gạo lứt, bạn sẽ không bị tăng cân. Đặc biệt, gạo lức nếu ngâm trong vòng 22 tiếng đồng hồ sẽ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì lúc này gạo lức chuyển sang trạng thái nẩy mầm, làm cho các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng.

Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo.

Cách mua và bảo quản gạo lứt

– Gạo lứt có thể để khoảng 4 – 5 tháng. Nếu để lâu, chất dầu trong lớp cám sẽ bị hư, gạo sẽ có mùi, không thể sử dụng được nữa nên khi mua gạo, bạn nhớ kiểm tra ngày sản xuất và thời hạn sử dụng thật kỹ, chọn mua gạo mới với số lượng vừa phải.

– Cất gạo ở nơi thoáng mát.

Cách nấu gạo lứt

Nếu không ngâm gạo trong 22 tiếng, trước khi nấu, bạn cũng nên ngâm gạo từ 25 đến 30 phút để làm mềm lớp cám bên ngoài.

Sau khi nấu chín, cơm gạo lứt không nở như gạo trắng. Nó hầu như vẫn giữ được cấu trúc nguyên hạt. Khi ăn, bạn sẽ có cảm giác hơi xạm, không mịn như cơm gạo trắng. Tuy nhiên, nếu ăn quen, bạn sẽ nhận thấy cơm gạo lứt có hương vị thơm ngon rất đặc trưng.

Cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện:

Rửa sơ gạo xong cho vào nồi cơm điện, cho nước ngập gạo khoảng 1 lóng tay và nấu như thường, ăn với mè rang, giã ra với 1 tí xíu muối. Nấu theo kiểu này cơm sẽ không dẻo nhưng nhai cơm kỹ sẽ có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Cách nấu gạo lứt bằng nồi thường:

Nấu nước sôi, đổ gạo vào và ¼ muỗng cà phê muối hầm vô nước sôi, khuấy đều. Đậy nắp, nấu cho sôi bùng lên rồi tắt lửa. Nhắc nồi xuống, vẫn đậy nắp để 15 phút. Sau đó, nhắc nồi lên bếp, nấu tiếp lửa nhỏ cho đến khi chín.

Cách nấu gạo lứt bằng nồi áp suất:

Bạn đong gạo/ nước theo tỷ lệ: một gạo + một rưỡi nước (đong bằng lon sữa bò) + ¼ muỗng cà phê muối hầm, cho gạo, nước, muối vô nồi một lượt. Khi nồi xì hơi, tắt lửa, để yên 15 phút. Sau đó nấu tiếp, lửa nhỏ, cho đến khi chín.

Chưng cách thủy bằng nồi áp suất – cách nấu tốt nhất

Cách Bảo Quản Bánh Bao Được Lâu

Bạn luôn muốn tự học làm bánh bao để đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn nhưng lo ngại không bảo quản được lâu. Vậy cách bảo quản bánh bao được lâu thì nên làm thế nào? Đừng quá lo lắng vì sau đây Sạch Store sẽ hướng dẫn các bạn cách lưu quản bánh bao sao cho được lâu nhất mà bánh sau khi hấp lại vẫn thơm ngon rồi không bị biến chất.

CÁCH BẢO QUẢN BÁNH BAO ĐƯỢC LÂU, THƠM NGON, KHÔNG BỊ HƯ

Có hai cách cho bạn lựa chọn để bảo quản: Đó là bảo quản bột và cách bảo quản bánh bao đã hấp.

Cách bảo quản bánh bao được lâu đó là bảo quản bột

Lúc này bánh bao chưa hấp, khi ủ bột, bạn chỉ ủ trong thời gian 2-3 tiếng đồng hồ, và đây cũng là thời gian bảo quản để cho bột. Nếu thời gian ủ bột lâu quá bột sẽ bị chua và hư bởi vì bột có sử dụng men hoặc bột nở. Trường hợp bạn làm xong lớp ngoài, cho phần nhân vào sau đó tạo hình xong xuôi, lúc này các chị có thể cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh đặt bảo quản. Với cách này sẽ giúp bạn bảo quản được tầm 1 tuần.

Cách bảo quản bánh bao được lâu đối với bánh bao đã hấp

Bây giờ bạn cần phải chờ bánh thật nguội hẳn rồi mới đem đi bảo quản, đừng để món bánh quá nóng vì nếu mọi người để bánh bao nóng vào tủ lạnh không mỗi không bảo quản được lâu mà bánh còn bị nhớt nữa.

Lưu ý nhỏ là đợi bánh bao nguội hẳn bạn mới lấy bánh bao vào hộp đựng hoặc một tấm túi nilon bọc kín lại rồi cho chúng vào ngăn mát tủ đá.

Như vậy chiếc bánh bao của bạn sẽ được ấp ủ lâu hơn và khi ăn cũng vẫn giữ được mùi vị thơm ngon của nó. Với cách này cũng khiến chất dinh dưỡng có trong những chiếc bánh không bị mất đi.

Tìm Hiểu Bột Gạo Và Bột Nếp, Sự Khác Nhau Giữa Bột Gạo Và Bột Nếp

Bột gạo tẻ, bột gạo nếp là tinh bột từ gạo rất gần gũi và quen thuộc trong những món ăn, món bánh của người Việt Nam. Từ nồi cháo sườn sớm mai đến những loại bánh trôi bánh chay, oản phẩm hay bánh in cúng Phật, đến những món bánh chiên như bánh rán, bánh xèo, bánh khọt, bánh khoái, v.v. bánh hấp như bánh bột lọc, bánh tằm bì, bánh bèo, bánh cuốn, v.v. Kể sao cho hết.

Chỉ có hai loại bột là từ gạo nếp và gạo tẻ nên cũng đỡ phức tạp hơn so với bột mỳ

Bột gạo tẻ: Thường được gọi tắt “Bột gạo”, là loại bột được xay từ hạt gạo tẻ (gạo dùng để nấu cơm ăn hàng ngày). Bột gạo có thể dùng nấu cháo sườn, làm bánh bột lọc, v.v.

Bột gạo nếp: Thường được gọi tắt là “Bột nếp”, là loại bột được xay từ hạt gạo nếp (gạo dùng để nấu các món xôi). Bột gạo nếp thường được sủ dụng trong nhiều các công thức bánh khúc, bánh rán (ngọt), bánh rán (mặn), bánh gai, Daifuku, v.v.

Bột gạo tẻ

Nếu như gạo là nguyên liệu chủ yếu lâu đời có mặt trong bữa ăn chính của nhiều nước Châu Á thì bột làm từ gạo là thành phần chính của rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc ở các nước này. Nguồn gốc bột gạo khá lâu đời có thể từ khi con người biết trồng lúa. Rất nhiều loại bánh cổ truyền của các nước Châu Á đều có thành phần chính là bột gạo cho thấy nguồn gốc lâu đời cũng như tính phổ biến của bột gạo.

Hầu hết các loại bánh được làm từ bột gạo đều có mặt trong nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam và các nước Châu Á khác nhất là trong các dịp Tết hoặc lễ hội cổ truyền. Vào dịp Tết cổ truyền Trung Quốc bánh Nian Gao là loại bánh không thể thiếu, Nian Gao là bánh được làm bằng bột gạo sau đó được hấp hoặc chiên lên rồi xào hoặc kẹp với các loại ngũ cốc. Tại lễ hội mùa thu Chuseok của người Hàn Quốc các loại bánh truyền thống Songpyeon và Tteok cũng được làm bằng bột gạo, các loại bánh này được tạo thành rất nhiều hình dánh và được hấp chín với nhân ngọt bên trong. Một số loại bánh cổ truyền Mochi của Nhật cũng có vỏ làm bằng bột gạo như Mochigashi hay Dango.

Đối với ẩm thực Việt Nam, bột từ gạo là một thành phần không thể thiếu trong rất nhiều món ngon. Được sử dụng rất phổ biến từ Nam tới Bắc. Miền Nam phổ biến có bánh ướt, bánh canh, bánh bò, bánh đậu xanh hay bún gạo… Miền Trung và miền Bắc dùng trong bánh bèo, bánh xèo, tôm cháy, bánh đúc, bánh khoái, cao lầu, bánh đập hay bánh cuốn…

Từng vùng đều có cơ sở làm bột từ gạo. Chất lượng bột gạo sẽ tùy thuộc vào chất lượng chất lượng gạo dùng làm bột và phuơng pháp sản xuất. Bột gạo ngon phải mịn không lẫn tạp chất, trắng, khó bị chua và thoảng hương thơm của gạo chất lượng tốt. Ở miền Nam làng nghề sản xuất bột gạo lớn nổi tiếng có thể kể đến tại Sa Đéc với hơn 2000 lao động sản lượng 30.000 tấn/năm cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ của Thành Phố Hồ Chí Minh và khắp vùng Đông, Tây Nam Bộ và xuất khẩu ra cả các nước Đông Nam Á.

Bột nếp (gạo nếp)

Gạo nếp là nguyên liệu để sản xuất ra bột nếp. Gạo nếp hay gạo sáp (danh pháp khoa học: Oryza sativa var. Glutinosa hay Oryza glutinosa) là loại gạo hạt ngắn phổ biến ở châu Á, đặc biệt dính khi nấu.

Theo y học cổ truyền, gạo nếp có tính ôn, vị ngọt, trung ích khí, ấm tỳ vị, giải độc, trừ phiền, chữa chứng hay toát mồ hôi, tả, dạ dày, ruột hư hàn, hay đi tiểu, tiểu về đêm nhiều. Với cổ truyền, gạo nếp thường được dùng để chữa suy nhược cơ thể, tiêu chảy do tỳ vị hư nhược, viêm loét dạ dày, tá tràng…

Tuy nhiên do nó có tính ấm nên những người mang thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, người đang có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, trướng bụng thì không nên dùng. Ngoài ra, chất amilopectin – thành phần tạo độ dẻo của cơm nếp lại gây khó tiêu, vì vậy không nên dùng nhiều gạo nếp cho trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người tỳ vị quá hư nhược.

Bột Nếp có đặc tính dẻo, dai, có màu trắng tự nhiên của nếp. Bột nếp là loại bột được xay ra từ gạo nếp, do trong hạt gạo nếp có chất amylopectine – 1 chất gây dính, nên bột nếp cũng rất dính, dai, dẻo tương tự như gạo nếp… Một số món ăn mà chúng ta thường biết đến như: bánh ít, perles de coco, chè trôi nước, xôi khúc, bánh dày, bánh cam,…

Sự khác nhau giữa bột gạo và bột nếp

Bột nếp và bột gạo khác biệt chủ yếu là tỉ lệ Amylose/Amylopectin. Hay nói cụ thể hơn là tỉ lệ liên kết alpha 1,4 và alpha 1,6 glucoside có sự khác biệt. Gạp nếp thì tỉ lệ Amylopectin cao hơn, liên kết alpha 1,6 cao hơn, tức là nhiều mạch nhánh hơn (có một số loại gạo nếp 100% Amylopectin). Điều này dẫn đến swelling power giữa 2 loại gạo có sự khác biệt rõ rệt và có thể nhận thấy qua cảm quan. Lượng tinh bột nhiều hay ít cũng có thể ảnh hưởng đến cảm quan tuy nhiên khi nhận xét thì phải đứng trên góc độ tinh bột của gạo nếp và tinh bột của gạo tẻ để đánh giá (tức là đã loại bỏ chất xơ, protein, lipid… để có được tinh bột).

Đó là chưa nói đến khối lượng phân tử (M.W) và D.P (degree of polymer) của amylose và amylopectin. Chưa nói đến mức độ kết tinh (crystallinity), sự liên kết của các gốc hóa học trên amylose và amylopectin (phosphate, citrate…), sự liên kết giữa lipid và amylose…

Gạo nếp và gạo tẻ có rất nhiều giống khác nhau. Giữa các giống gạo nếp khác nhau thì thành phần cấu tạo cũng đã có sự khác biệt có nghĩa về mặt thống kê, tương tự đối với gạo tẻ. Thành phần dinh dưỡng trong gạo chủ yếu được tính trên hàm lượng protein, vitamin và độ tiêu hóa của tinh bột (rất khác nhau giữa các giống).

Nam Pro