Có rất nhiều nguyên nhân khách quan khiến đôi giày da nâu hay giày da bò nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng như: Thời tiết, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa hay độ ẩm cao, nhất là những ngày mưa khiến giày bị ngấm nước,…Kể cả nắng nóng cũng là một trong các nguyên nhân khiến giày dễ bị mất dáng và chất da dễ bị nổ. Do đó, việc vệ sinh giày da nâu thường xuyên là việc làm cần thiết.
Bên cạnh nguyên nhân khách quan do các yếu tố ngoại cảnh tác động thì nguyên nhân đến từ người dùng mang tính chất quyết định hơn cả. Bởi cách sử dụng giày hay ý thức bảo quản giày là điều quan trọng nhất giúp đôi giày giữ được độ bền theo thời gian. Vì vậy, vệ sinh giày da nâu hay bất cứ loại da nào cũng là việc nên làm thường xuyên.
Giày bị ướt: Trong trường hợp giày bị ướt do nước mưa hoặc do vấn đề nào đó gây lên, hãy vệ sinh giày da nâu theo trình tự sau: Đầu tiên rút miếng lót ra và hong khô đôi giày trong nhà. Dùng một miếng vải ẩm lau qua những vết bẩn và lau khô lại một lượt nữa. Sau đó dùng giấy báo vo tròn độn đầy trong giày để giữ cho đôi giày không bị mất dáng và nhanh khô hơn. Tuyệt đối không mang đôi giày ra ngoài phơi nắng bởi lớp da sẽ bị cứng và dễ rách.
Giày bị ẩm: Nếu giày bị ẩm bạn có thể dùng một chút vôi hoặc bột ngô rắc đều xung quanh cả trong lẫn ngoài giày. Chỉ với một vài thao tác vệ sinh giày da nâu đơn giản này vừa có thể khử được mùi hôi của giày lại vừa hút ẩm một cách nhanh chóng. Nếu trong giày làm bằng lông nỉ bạn có thể dùng máy sấy để sấy trực tiếp, chỉ vài phút là đôi giày đã khô ráo hơn.
Cách vệ sinh giày và làm sạch bóng giày da nâu
Để vệ sinh giày da nâu bằng vỏ chuối, bạn chỉ cần lấy mặt trong của vỏ chuối chà xát lên toàn bộ bề mặt giày. Sau đó dùng khăn ẩm lau lại để lấy hết các xơ chuối bám trên giày.
-Dùng sữa tươi không đường lau giày cũng là biện pháp vệ sinh giày khá đơn giản và tăng độ bền của da giày.
-Cách khác, người cùng có thể dùng giấm ăn để lau sạch các vết bẩn trên giày rồi lau lại bằng khăn sạch khô và đánh xi cho giày nâu tạo độ sáng mới
Giày da nâu bị nứt, nổ, bong tróc
-Ngoài ra, đôi tất cũ cũng có tác dụng hữu ích trong vệ sinh giày da nâu, dùng tất thấm vào xi giày sẽ làm cho đôi giày sáng bóng và không hề trầy xước.
Thông thường nếu giày xuất hiện các vết nứt, nổ hoặc bong tróc nhiều người sẽ chọn cách bỏ đôi giày. Tuy nhiên vẫn có thể khắc phục được những tình trạng này bằng cách dùng mực tàu nhúng vào lòng trắng trứng gà rồi đánh đều lên bề mặt da giày.
Giày da nâu bị nấm mốc
Khi đã quét xong hỗn hợp lên giày, đem giày ra nơi khô thoáng để phơi. Sau đó thêm một lần đánh xi nữa là bạn đã có ngay đôi giày hoàn toàn như lúc mới mua. Với cách vệ sinh giày da bò này người dùng còn tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ khi mua giày mới.
Cách vệ sinh giày da nâu bị nấm mốc, người dùng cần pha 5ml dung dịch diệt nấm cùng với 500ml nước rồi dùng miếng bọt biển thấm vào và chà sát lên vùng giày bị nấm mốc. Sau đó lau lại bằng miếng bông hoặc vải đã thấm nước súc miệng diệt khuẩn và phơi giày nơi khô ráo. Cuối cùng đánh lại giày bằng xi để tăng thêm độ sáng mới.
Nếu vết mốc cứng đầu, có thể dùng một chút xà phòng đánh nhẹ lên phần bị mốc rồi lau lại bằng khăn khô và phơi giày cho khô là được.
Ngoài ra, một biện pháp đơn giản hơn để vệ sinh giày da nâu trong trường hợp này đó chính là máy đánh giày. Nhờ thiết bị này mà việc làm sạch bụi bẩn và làm mới giày tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Nếu tần suất sử dụng giày nhiều thì bạn nên thường xuyên vệ sinh giày da nâu 1-2 lần/ tuần. Còn nếu bạn ít sử dụng thì cũng nên đánh xi làm sạch bụi bẩn trước khi sử dụng.