Phần vỏ tôm
Nên chọn những con tôm có vỏ bên ngoài trong suốt, còn mùi của nước biển và không tanh. Những loại tôm màu sắc vỏ không đồng nhất hoặc có mảng màu tối thì không nên mua.
Tôm không chảy nhớt
Khi nhấc tôm lên xem mà thấy xuất hiện hiện tượng chảy nhớt, thân hình tôm không còn thẳng mà uốn cong thành hình tròn và dùng tay nhấn rồi di chuyển trên vỏ tôm thấy cộm như có sạn thì tôm chắc chắn không ngon.
Kiểm tra thân, chân và đuôi tôm
Đuôi của tôm tươi sẽ xếp lại với nhau, nếu đuôi xòe ra thì có thể tôm đã bị tiêm hóa chất hoặc nước.
Phần thân của tôm tươi căng thịt và hơi cong, không mập một cách bất thường, các khớp nhỏ trên thân linh hoạt và không rời rạc. Đặc biệt, tôm càng ngon thì phần đầu, thân càng dính chặt vào nhau.
Tôm có chân gắn chặt vào thân là tôm tươi, vì vậy nếu chân tôm không dính vào thân hoặc chuyển sang màu đen thì không nên mua.
Sơ chế tôm
Tôm tươi sau khi mua về tiến hành rửa sạch, loại bỏ đầu tôm vì đầu và mắt tôm chứa nhiều loại vi khuẩn không chỉ làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn mà còn không tốt cho sức khỏe.
Hòa tan một chút muối với nước, đổ tôm vào ngâm khoảng 15 phút, mẹo này sẽ giúp giữ tôm được lâu hơn.
Hướng dẫn bảo quản tôm tươi trong tủ lạnh
Đối với tôm tươi
Có thể cho tôm vào ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông đều được. Nhiệt độ thấp sẽ giúp tôm không bị các loại vi khuẩn xâm nhập làm biến chất.
Thời gian bảo quản tôm tươi trong tủ lạnh tối đa là 30 ngày, không nên để lâu hơn vì sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng trong thịt tôm.
Trước khi chế biến, tôm cần được rã đông ở ngăn mát tủ lạnh 04 giờ đồng hồ.
Đối với tôm dùng trong ngày
Cắt bỏ phần đầu và chân tôm sau khi làm sạch rồi cho vào hộp cùng một chút nước. Đặt hộp trong ngăn mát tủ lạnh là được.
Đối với nõn tôm tươi
Rửa tôm với nước thật sạch, lột vỏ và bỏ phần đầu tôm.
Bọc kín nõn tôm bằng giấy bạc, cho vào tủ lạnh để được 01 tháng.
Lưu ý: Đảm bảo tôm ráo hết nước trước khi bọc giấy bạc.
Ăn tôm với rau củ giàu vitamin C: Trong tôm có chất asen, khi chất này kết hợp với vitamin C sẽ tạo ra độc tố có thể làm chết người. Do đó, bạn không nên ăn tôm kèm với các loại rau củ và trái cây giàu vitamin C. Riêng với trẻ nhỏ, sau khi ăn tôm 04 giờ mới được cho ăn thực phẩm giàu vitamin C.
Ăn đầu tôm giúp bổ mắt: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh phần đầu tôm chủ yếu tập trung chất thải, có rất ít chất dinh dưỡng. Vì vậy, quan niệm ăn đầu tôm giúp bổ mắt là hoàn toàn sai lầm.
Vỏ tôm chứa nhiều canxi: Phần thịt của tôm mới chứa nhiều canxi nhất chứ không phải vỏ tôm. Vỏ tôm được cấu tạo từ kitin, một chất không chứa canxi và khó tiêu hóa. Ăn nhiều tôm: Không ít người nghĩ rằng ăn tôm hàng ngày sẽ tốt cho sức khỏe nhưng tôm chứa hàm lượng chất đạm, axit béo, photpho, canxi… khá cao, nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều sẽ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa như: Chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy…