Nồi áp suất, một vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt giúp người nội trợ có các món canh, thịt ngon, ngọt, bổ dưỡng cho gia đình. Rất nhiều người không biết cách sử dụng nồi áp suất như thế nào dẫn đến những mối nguy tiềm tàng cho chính mình và những người xung quanh. Ngoài việc đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất người nội trợ chú ý một số vấn đề sau:
– Lượng thức ăn: Đặt thức ăn và đổ lượng chất lỏng cần thiết vào nồi, luôn sử dụng những chất lỏng có khả năng bốc hơi khi đun sôi như nước, súp, rượu, bia hoặc sữa.
Nồi áp suất điện Kitchen Flower 5l
– Khi nung nóng, một lượng nhỏ hơi sẽ thoát ra ở vị trí “chốt chỉ thị nấu” ở giữa nắp nồi và ở chốt khóa (trước tay nắm chính). Ban đầu hơi sẽ thoát ra ở vị trí chốt khóa, sau đó chốt này sẽ tự động đóng lại, và sau một lát, khi áp suất trong nồi đủ mạnh nó sẽ đẩy chốt chỉ thị nấu lên và hơi sẽ thoát ra ở vị trí chốt chỉ thị nấu ở giữa nắp nồi.
– Khi nấu cháo, thấy van an toàn thoát hơi nóng ra ngoài thì phải giảm lửa để tránh tình trạng cháo chảy từ từ ra ngoài. Lúc nấu thấy có hơi thoát ra từ nắp nồi và thân nồi nghĩa là nắp đậy chưa kín. Xoay nắp nồi ngược chiều kim đồng hồ, rồi từ từ vặn lại theo chiều đậy để thoát hết hơi. Kiểm tra vòng đệm cao su đúng khớp trước khi đậy kín và nấu.Khi nồi đã đạt đến mức áp suất cao, chú ý hạ ngay nhiệt độ của nồi xuống vì phần nhiệt độ còn lại có thể làm thức ăn chín quá mức cần thiết. Loại nồi áp suất điện có hai hệ thống nấu: khi mức áp suất trong nồi tăng do nhiệt độ quá cao, hệ thống điều chỉnh nhiệt độ sẽ tự động chuyển sang chế độ nấu có nhiệt độ trung bình hoặc thấp. Còn với nồi đun bằng bếp gas, khi đã đạt đến mức áp suất cao, bạn cần kiểm tra và điều chỉnh chế độ nấu sang mức trung bình nhằm duy trì mức áp suất ổn định của nồi.
3. Khi nấu xong và xả hơi (quan trọng)
– Khi nấu xong, nhấc van an toàn từ từ ra khỏi vị trí để xả bớt áp lực trong nồi. Sau một khoảng thời gian hãy mở nắp nồi. Lưu ý khi nắp nồi không còn bị áp lực bên trong làm gắn chặt vào thanh gài thì lúc đó hãy xoay nắp thật chậm để hơi nóng bên trong thoát ra.
– Khi mở nắp nồi, bạn nên nghiêng sang một bên để tránh hơi nóng không bốc vào mặt.
Hãy sử dụng 1 trong 3 cách sau để làm giảm áp suất của nồi trước khi mở nắp:
Giảm áp suất tự nhiên: Đây là cách giảm áp suất phù hợp với các món thịt, những thức ăn tạo nhiều bọt khi nấu hoặc những món lỏng, có nhiều nước. Rất đơn giản, bạn chỉ cần để nồi nguội hoàn toàn, áp suất sẽ giảm theo một cách tự nhiên.
Giảm áp suất bằng nước lạnh: Là phương pháp nhanh nhất để làm giảm áp suất và là lựa chọn phù hợp khi nấu các loại rau, củ. Quá trình nấu nhanh chóng kết thúc sẽ tránh cho rau, củ không bị mềm nhũn, chín quá mức. Hãy đặt nồi áp suất vào bồn nước, giữ nồi nằm ở một góc xiên và cho nước chảy lên phần viền bên ngoài của nắp nồi sao cho nước chỉ chảy lên phần nắp. Tuyệt đối không được để nước chảy trực tiếp vào lỗ thông hơi hoặc phần van của nồi.
Giảm áp suất nhanh chóng: Phương pháp này rất hữu ích trong trường hợp bạn muốn cho thêm một số nguyên liệu vào món ăn, ví dụ như cho thêm rau vào sau khi đã hầm xong phần thịt… Các loại nồi áp suất hiện nay đều có thiết kế một loại van đặc biệt để sử dụng trong trường hợp muốn giảm nhanh áp suất. Bạn chỉ cần dùng một cái muỗng nhấn vào van là ngay lập tức áp suất sẽ giảm nhanh chóng. Cần chú ý là không sử dụng phương pháp này đối với những thức ăn nhiều nước hoặc có xu hướng nổi bọt trong quá trình nấu vì phần bọt sẽ gây bít van. Phương pháp này cũng không áp dụng đối với các món có thịt vì việc giảm áp suất nhanh chóng có thể làm thịt bị cứng lại.
4. Vệ sinh sau khi sử dụng: Thường xuyên vệ sinh van an toàn, ống xả để bảo đảm an toàn khi sử dụng nồi áp suất.