Top 12 # Xem Nhiều Nhất Cách Viết Lại Câu Sử Dụng Used To Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Thaiphuminh.com

Cấu Trúc But For, Viết Lại Câu Với But For Trong Tiếng Anh

But for: nếu không có thì,…

– But for dùng để diễn tả một sự ngoại trừ một vấn đề nào đó.

– But for dùng để nói về một điều gì sẽ xảy ra nếu điều đó không bị một người hoặc vật nào ngăn chặn.

– But for dùng để rút ngắn mệnh đề trong câu.

– But for được dùng trong văn phong mang nghĩa lịch sự.

Form: But for + Noun Phrases/Ving, S + V…

Ex: But for his help, I would have been difficult in this project.

(Nếu không có sự giúp đỡ của anh ấy, tôi sẽ gặp khó khăn trong dự án này).

Viết lại câu với cấu trúc But for

1. Viết lại câu của But for với câu điều kiện loại 2. But for + Noun Phrases/Ving, S + could/would + Vinf…

➔ If I were (not) + for + Noun Phrase, S + could/would + Vinf…

If I + Ved/c2 + …, S + could/would + Vinf…

Ex: But for the difficult view, that would be a lovely room.

(Nếu không vì tầm nhìn khó khăn, kia sẽ là một căn phòng đáng yêu).

➔ If weren’t for the difficult view, that would be a lovely room.

(Nếu không vì tâm nhìn khó khăn, kia sẽ là một căn phòng đáng yêu).

2. Viết lại câu của But for với câu điều kiện loại 3. But for + Noun Phrases/Ving, S + could/would + have + Ved/PII… ➔ If it hadn’t been + for + N, S + could/would + have + Ved/PII…

Ex: But for the rain, they would have had a good picnic.

(Nếu không vì trời mưa, họ đã có một chuyến dã ngoại tuyệt vời).

➔ If it hadn’t rained, they would have had a good picnic.

(Nếu trời không mưa, họ đã có một chuyến dã ngoại tuyệt vời).

*Note: Trong câu, có thể thay thế But for = Without.

Cách dùng cấu trúc But for vừa được đề cập bên trên, bạn cần làm thêm các bài tập để thành thục hơn khi áp dụng vào thực tế. Sau câu hỏi là phần đáp án chi tiết ngay bên dưới cùng.

1.If Minh Anh hadn’t encouraged me, I would have give up it.

2. But for Lim, Jim couldn’t go out yesterday.

3. If it hadn’t been for our parents, Kim wouldn’t have never been successful.

4. If it hadn’t been for Van Lam, Vietnam would have lost.

5. But for my best friends, Hung would die.

Đáp án:

1.But for that Minh Anh hadn’t encouraged me, I would have give up it.

2. If it weren’t for Lim, Jim couldn’t go out yesterday.

3. But for our parents, Kim wouldn’t have never been successful.

4. But for Van Lam, Vietnam would have lost.

5. If it weren’t for my best friend, Hung would die.

Đừng quên chia sẻ kiến thức ngữ pháp này đến người khác nếu bạn thấy thông tin bên trên bổ ích. Chúc mọi người học tốt.

Cách Sử Dụng Used To, Be Used To Và Get Used To

Phân biệt cách sử dụng Used to,Get used to và Be used to

1/ Used to + Verb: Đã từng, từng Chỉ một thói quen, một hành động thường xuyên xảy ra trong quá khứ và bây giờ không còn nữa. – When David was young, he used to swim once a day – I used to smoke a lot.VD: – I used to smoke a packet a day but I stopped two years ago. ( trước đây tôi hút 1 gói thuốc 1 ngày nhưng từ 2 năm trở lại đây tôi không hút thuốc nữa) – Ben used to travel a lot in his job but now, since his promotion, he doesn’t. ( Ben thường đi du lịch rất nhiều khi làm công việc trước đây, nhưng từ khi anh ấy luân chuyển công việc thì không còn nữa) – I used to drive to work but now I take the bus. ( Trước đây tôi thường lái xe đi làm nhưng hiện nay tôi đi làm bằng xe buýt)

2/ To be + V-ing/ Noun: Trở nên quen với He is used to swimming every day : Anh ấy đã quen với việc đi bơi mỗi ngày.VD: – I’m used to living on my own. I’ve done it for quite a long time. ( Tôi thường ở 1 mình, và tôi đã ở một mình được một khoảng thời gian khá lâu) – Hans has lived in England for over a year so he is used to driving on the left now. ( Hans đã sống ở Anh hơn 1 năm rồi nên giờ anh ấy quen lái xe bên tay trái) – They’ve always lived in hot countries so they aren’t used to the cold weather here.( Họ luôn sống ở các vùng nhiệt đới nên họ không quen với khí hậu lạnh ở đây)

3/ to get used to + V-ing/ noun He got used to American food : I got used to getting up early in the morning. Tôi đã dần dần quen với việc thức dậy sớm vào buổi sángVD: – I didn’t understand the accent when I first moved here but I quickly got used to it. ( Lần đầu tiên chuyển đến đây, tôi đã không hiểu được giọng nói ở vùng này nhưng giờ tôi đã nhanh chóng quen dần với nó) – She has started working nights and is still getting used to sleeping during the day. ( Cô ấy bắt đầu làm việc vào ban đêm và dần quen với việc ngủ suốt ngày) – I have always lived in the country but now I’m beginning to get used to living in the city. ( Tôi luôn sống ở miền quê nhưng giờ đây tôi bắt đầu dần quen với việc sống ở thành phố)

Viết Đặc Tả Use Case Sao Đơn Giản Nhưng Hiệu Quả?

Ô kayyyy lét xờ gâuuuu 😎

Giả dụ trường hợp ở đây: Anh em đã có Use Case Diagram, đã capture được tổng quan các requirement theo góc nhìn của người dùng. Đó là thứ để chúng ta bỏ vào các document như FRD hoặc SRS.

Tuy nhiên, Use Case Diagram khá là chung chung để các stakeholders có cái nhìn trực quan về những requirements được mô tả. Do đó, anh em cần phải diễn đạt nó một cách chi tiết hơn nữa.

Use Case Specification, hay nói cách khác là ĐẶC TẢ USE CASE sẽ giúp anh em làm chuyện đó.

Đặc tả Use Case tồn tại dưới dạng một cái bảng ghi chú. Nó mô tả tất tần tật các thông tin về Use Case, giúp anh em đọc vào một phát là hiểu ngay Use Case Diagram nó vẽ vậy là ý gì.

Một cách tổng quan, Use Case Specification gồm 3 thành phần chính:

Use Case Name: Tên Use Case

Use Case ID: Mã Use Case

Use Case Description: Tóm gọn nhanh sự tương tác được thể hiện trong Use Case là gì.

Actor: Những đối tượng thực hiện sự tương tác trong Use Case.

Priority: Mức độ ưu tiên của Use Case so với các Use Case còn lại trong dự án.

Trigger: Điều kiện kích hoạt Use Case xảy ra.

Pre-Condition: Điều kiện cần để Use Case thực hiện thành công.

Post-Condition: Những thứ sẽ xuất hiện sau khi Use Case được thực hiện thành công.

Basic Flow: luồng tương tác CHÍNH giữa các Actor và System để Use Case thực hiện thành công.

Alternative Flow: luồng tương tác THAY THẾ giữa các Actor và System để Use Case thực hiện thành công.

Exception Flow: luồng tương tác giữa các Actor và System mà Use Case thực hiện thất bại.

Business Rule: các quy định về mặt Business mà hệ thống bắt buộc phải nghe theo, làm theo.

Non-Funtional Requirement: Vì Use Case chỉ dùng để thể hiện Functional Requirement, nên anh em phải bổ sung các yêu cầu về Non-Functional ở đây luôn.

…………………………………………………………………..

Một số thông tin bổ sung thêm cho anh em.

Use Case Description chỉ cần mô tả ngắn gọn theo cú pháp của User Story: Là “Actor”, tui muốn làm “Use Case Name”, để đạt được “mục đích – lý do” gì đó. Đẹp là không quá 3 dòng cho phần tóm gọn Use Case này.

Ví dụ đối với diễn đàn Medium đi chẳng hạn. Chúng ta sẽ vẽ Use Case Diagram và viết đặc tả Use Case cho phân hệ quản lý xác thực người dùng như sau.

Pre-Condition(s):

Tài khoản người dùng đã được tạo sẵn

Tài khoản người dùng đã được phân quyền

Thiết bị của người dùng đã được kết nối internet khi thực hiện đăng nhập

Post-Condition(s):

Người dùng đăng nhập ứng dụng thành công

Hệ thống ghi nhận hoạt động đăng nhập thành công vào Activity Log.

Basic Flow

1. Người dùng truy cập ứng dụng Medium.

2. Người dùng chọn phương thức đăng nhập bằng tài khoản Medium

3. Người dùng nhập tài khoản Medium và chọn lệnh đăng nhập

4. Hệ thống xác thực thông tin đăng nhập thành công và cho phép người dùng truy cập ứng dụng

5. Hệ thống ghi nhận hoạt động đăng nhập thành công vào Activity Log.

Alternative Flow

2a. Người dùng chọn phương thức đăng nhập bằng tài khoản Gmail

2a1. Hệ thống chuyển sang màn hình đăng nhập của Google

3a. Người dùng nhập tài khoản Google và chọn lệnh đăng nhập

4a. Google xác thực thông tin đăng nhập thành công và cho phép người dùng truy cập ứng dụng

Use Case tiếp tục bước 5.

2b. Người dùng chọn phương thức đăng nhập bằng tài khoản Facebook

2b1. Hệ thống chuyển sang màn hình đăng nhập của Facebook

3b. Người dùng nhập tài khoản Facebook và chọn lệnh đăng nhập

4b. Facebook xác thực thông tin đăng nhập thành công và cho phép người dùng truy cập ứng dụng

Use Case tiếp tục bước 5. Exception Flow

4c. Hệ thống xác thực thông tin đăng nhập không thành công và hiển thị thông báo.

4c1. Người dùng chọn lệnh hủy đăng nhập.Use Case dừng lại.

4c2. Người dùng chọn lệnh lấy lại mật khẩuUse Case tiếp tục Use Case UC1-3

4c3. Người dùng chọn lệnh khóa tài khoảnUse Case tiếp tục Use Case UC1-4

Non-Functional Requirement

NFR1.1-1: Time out cho màn hình đăng nhập dưới 60 giây.

NFR1.1-2: Mật khẩu của người dùng phải được hash bằng MD5.

Đó là đặc tả Use Case. Hi vọng ví dụ này đủ để anh em hình dung, mường tượng ra được chân tay mặt mũi của Use Case Specification.

Anh em có thể làm một Use Case Specification cho một Use Case (tức một hình Oval). Vậy ở ví dụ trên thì anh em sẽ có 1 sơ đồ Use Case Digram, gồm 5 Use Case, thì sẽ ứng với 5 Use Case Specification.

Tuy nhiên, có thể anh em sẽ thấy confuse ở một số chỗ…

Thường khi làm đặc tả Use Case mình sẽ rất dễ bị nhầm lẫn ở hai chỗ:

Trigger và Pre-Condition

Alternative Flow và Exception Flow.

4.1. Trigger và Pre-Condition

Trigger nghĩa là một thứ gì đó để kích hoạt cho Use Case chạy, khởi xướng cho Use Case chạy. Còn Pre-Condition nghĩa là một thứ gì đó, mà phải có nó thì Use Case mới chạy được.

Use Case có thể có Pre-Condition hoặc không, nhưng Trigger thì thường phải có.

Ví dụ Use Case rút tiền tại máy ATM.

Tức Use Case chỉ xảy ra khi ông khách hàng này ổng thực hiện lệnh rút tiền. Cụ thể thì có thể là ổng bấm cái nút “Rút tiền” trên màn hình. Đó là trigger để Use Case xảy ra.

Còn Pre-Condition là các điều kiện cần phải có để ông này ổng rút tiền thành công. Vì ổng không thể nào rút tiền được nếu trong tài khoản không còn tiện hoặc ổng chưa đút thẻ vô máy.

Hoặc Output (hoặc Post-Condition) của Use Case này có thể là trigger của Use Case khác.

Cũng ở ví dụ rút tiền tại máy ATM bên trên, Post-Condition ở đây có thể là:

Khách hàng nhận được tiền mặt sau khi thực hiện rút tiền.

Số dư của khách hàng đã bị trừ đi khoảng tiền đã rút.

Nếu những post-conditions này xảy ra thì Use Case: Rút tiền tại máy ATM đã được thực hiện xong. Và đồng thời nó cũng là trigger cho Use Case tiếp theo: Gửi tin nhắn SMS thông báo cho khách hàng.

Để phân biệt rõ hơn giữa Trigger và Pre-Condition thì anh em cứ tưởng tượng như thế này…

Trong giải điền kinh xóm chiếu mở rộng, ông Tèo là trọng tài, ông Tủn là vận động viên thi đấu. Cả 2 ông này đều là Actor. Một ông là Actor ở vai trò trọng tài, còn một ông là Actor ở vai trò vận động viên tham dự.

Use Case thì thể hiện sự tương tác của Actor trong một môi trường/ phạm vi cụ thể nào đó. Vậy ở đây, Use Case thể hiện sự tương tác chạy đua trong một giải điền kinh, mà cả Actor trọng tài và Actor vận động viên đều tham gia vào.

Vậy thì đâu là Trigger, và đâu là Pre-Condition?

Trigger chính là cò nổ của ông Tèo trọng tài. Ổng giơ súng lên trời, bắn cái đùng, là ông Tủn vận động viên bắt đầu chạy. Hay nói cách khác, khi cò nổ, thì là lúc Use Case bắt đầu.

Còn Pre-Condition là những điều kiện tiên quyết mà ông Tủn phải ô kê hết thì mới cho ổng tham dự giải đấu, ví dụ:

Ví dụ vậy, không đạt được những điều kiện này, ông Tủn không được phép tham gia chạy ở giải điền kinh xóm chiếu mở rộng. Hay nói cách khác, không đạt được những điều kiện này, Use Case sẽ không được thực hiện thành công.

Đó là sự khác biệt giữa Trigger và Pre-Condition.

Tuy nhiên thực tế thì anh em cũng không cần quá quan tâm vấn đề này làm gì. Trigger trong Use Case có thể là bất kỳ thứ gì, có thể là tác động từ phía người dùng, hoặc tác động từ chính hệ thống. Miễn nó thể hiện được hình ảnh cò nổ để Use Case chạy là được.

4.2. Alternative Flow và Exception Flow

Flow là các luồng tương tác giữa các Actor và hệ thống với nhau. Basic Flow là luồng tương tác chính, là happy case đơn giản nhất có thể xảy ra.

Ví dụ chạy từ Quận 1 ra Quận 7 thì cứ men theo Cách Mạng Tháng 8 ra Hoàng Diệu, rồi cứ cắm đầu Nguyễn Văn Linh là ra. Đó chính là Basic Flow, là đường ngắn nhất, cơ bản nhất.

Nhưng thực tế còn rất nhiều đường khác mà anh em có thể đi: như quẹo qua Quận 8, đi Võ Văn Kiệt, Phạm Thế Hiển…. Hoặc thậm chí đi giữa đường xe bị lủng bánh, không có chỗ vá, phải dắt bộ ngược zề, và không qua được Quận 7 nữa, chuyến đi thất bại.

Những trường hợp đó mình sẽ gom hết lại, và quy nó thành Alternative Flow hoặc Exception Flow. Cụ thể:

Alternative Flow: những hướng khác giúp anh em đi từ Quận 1 tới Quận 7 thành công, như các tuyến đường khác chẳng hạn.

Exception Flow: những trường hợp mà nó ngăn chặn, khiến cho anh em không qua Quận 7 được, làm kế hoạch qua Quận 7 mình bị thất bại, như: lủng xe, hết xăng, bị công an giam xe…

Vậy xét qua lăng kính Use Case, đặc tính của 3 luồng tương tác này như sau:

Ví dụ trong mô hình quản lý e-Learning, anh em có một Use Case: Hủy kích hoạt tài khoản học viên chẳng hạn. Use Case này sẽ có các Flow như sau.

Admin mở tài khoản học viên cần hủy kích hoạt

Hệ thống hiển thị màn hình thông tin học viên

Admin chọn lệnh hủy kích hoạt

Hệ thống yêu cầu nhập mã OTP để xác nhận

Admin nhập đúng mã OTP để xác nhận lệnh hủy kích hoạt

Hệ thống kiểm tra mã OTP và tiến hành hủy kích hoạt

Hệ thống hiển thị thông báo đã hủy kích hoạt.

1a. Admin chọn học viên cần hủy kích hoạt ở lưới học viên.Use Case tiếp tục bước 3.

4a. Admin chọn phương thức xác nhận khác: Xác nhận qua reCaptcha

4a1. Hệ thống hiển thị mã reCaptcha và yêu cầu nhập mã reCaptcha để xác nhận

5a. Admin nhập đúng mã reCaptcha để xác nhận lệnh hủy kích hoạt

6a. Hệ thống kiểm tra mã reCaptcha và tiến hành hủy kích hoạtUse Case tiếp tục bước 7.

5b. Admin nhập sai mã reCaptcha.

5b1. Hệ thống báo lỗi và hủy bỏ lệnh hủy kích hoạt học viên.Use Case dừng lại.

5c. Admin nhập sai mã OTP.

5c1. Hệ thống báo lỗi và hủy bỏ lệnh hủy kích hoạt học viên.Use Case dừng lại.

Đối với luồng chính (Basic Flow), anh em sẽ đánh số thứ tự xuất hiện 1, 2, 3, 4, 5…., theo số nguyên. Còn đối với Alternative hay Exception Flow, anh em nên thêm các ký tự chữ cái a, b, c, d… bên cạnh để làm dấu cho dễ phân biệt.

Và để dễ hình dung và quản lý các steps có trong flow hơn, mình sẽ bonus thêm cho anh em phần sau đây, kaka 😎

4.3. Bonus: Mô tả Flow sao cho ngầu

Mình cá là 69% anh em lần đầu viết flow cho use case sẽ thấy hơi… rối bời, và không biết tổ chức các steps sao cho logic hết.

Để giải quyết vấn đề này, hãy vẽ nó. Một lần nữa, việc vẽ lên ngôi.

Dùng chữ khó quá thì chúng ta phải dùng hình. Anh em sẽ thể hiện Basic Flow, Alternative Flow và Exception Flow kèm hình vẽ như sau.

BASIC FLOW

1. Admin mở tài khoản học viên cần hủy kích hoạt

2. Hệ thống hiển thị màn hình thông tin học viên

3. Admin chọn lệnh hủy kích hoạt

4. Hệ thống yêu cầu nhập mã OTP để xác nhận

5. Admin nhập đúng mã OTP để xác nhận lệnh hủy kích hoạt

6. Hệ thống kiểm tra mã OTP và tiến hành hủy kích hoạt

7. Hệ thống hiển thị thông báo đã hủy kích hoạt.

ALTERNATIVE FLOW

1a. Admin chọn học viên cần hủy kích hoạt ở lưới học viên.Use Case tiếp tục bước 3.

4a. Admin chọn phương thức xác nhận khác: Xác nhận qua reCaptcha

4a1. Hệ thống hiển thị mã reCaptcha và yêu cầu nhập mã reCaptcha để xác nhận

5a. Admin nhập đúng mã reCaptcha để xác nhận lệnh hủy kích hoạt

6a. Hệ thống kiểm tra mã reCaptcha và tiến hành hủy kích hoạtUse Case tiếp tục bước 7.

EXCEPTION FLOW

5b. Admin nhập sai mã reCaptcha.

5b1. Hệ thống báo lỗi và hủy bỏ lệnh hủy kích hoạt học viên.Use Case dừng lại.

5c. Admin nhập sai mã OTP.

5c1. Hệ thống báo lỗi và hủy bỏ lệnh hủy kích hoạt học viên.Use Case dừng lại.

Đó là những gì mình dùng để mô tả Flow, một cách rõ ràng, logic và sáng sủa nhất có thể.

Các step ở Basic Flow, Alternative Flow hay Exception Flow nó đều đối xứng với nhau, thể hiện rõ thằng nào là thay thế của thằng nào, và thằng nào là Exception của thằng nào.

Riêng luồng tương tác nào Exception thì anh em để dạng nét đứt cho dễ phân biệt.

Các step bắt đầu (có thể là Trigger hoặc không) và kết thúc anh em hãy tô màu đen, để các Stakeholder có thể nắm được độ phức tạp của Use Case một cách nhanh nhất.

Còn đối với các Exception Flow – những flow làm fail Use Case, anh em hãy tô đỏ các step cuối cùng mà Use Case xảy ra không thành công (chẳng hạn step 5b1 hoặc 5c1).

.

.

.

TÓM GỌN

Đặc tả Use Case về bản chất rất đơn giản vì nó mang ngôn ngữ tự nhiên của người dùng. Vấn đề chỉ nằm ở một số điểm hay nhầm lẫn và cách chúng ta tổ chức các Use Case như thế nào cho logic và hiệu quả mà thôi 🙂

Mình sẽ tóm gọn giá trị của Use Case (cả Diagram và Specification) qua 2 bài notes về Use Case như sau:

Use Case giúp anh em thể hiện được rõ Requirement theo góc nhìn của người dùng cuối (rất quan trọng, vì nó giúp mình hiểu rõ bản chất vấn đề hơn).

Theo đó, những gì được thể hiện trong Use Case rất tự nhiên, ai đọc vô cũng hiểu hết trơn.

Use Case có thể chia nhỏ phạm vi theo nhiều phân hệ, hoặc cụm tính năng. Và nó cũng có thể nhìn dưới góc độ high-level. Do đó, dễ hơn cho mình rất nhiều để cover đủ các yêu cầu trong một dự án lớn.

Use Case là bước đệm tuyệt vời giữa việc mô tả tổng quát và mô tả chi tiết sự tương tác thông qua Sequence Diagram (con nhà UML).

Use Case được dùng để tạo các Epic, và các User Stories trong dự án Scrum, làm mọi thứ được nhất quán và rất chặt chẽ.

Use Case còn được dùng để tạo các Test Case sau này.

Bái bai và hẹn gặp lại 😎

Cách Sử Dụng Điện Thoại (How To Use A Telephone)

Cách đối phó với một người gọi cáu gắt 1. Hãy để họ nói. Họ có thể nói với bạn tại sao họ tức giận. 2. Lắng nghe. Bạn muốn hiểu lí do thực sự họ tức giận. Bạn có thể ghi chép một chút để có thể xem lại sau đó. Bạn cũng có thể suy nghĩ về điều người đó nghĩ là đáng lẽ nên làm gì với vấn đề đó. 3. Nhận lỗi và cảm thông. Bạn có thể nói ” Tôi hiểu sự thất vọng của bạn”. Điều này thường sẽ làm người kia bớt tức giận hơn. 4. Bạn có thể nói vấn đề để chắc chắn rằng bạn hoàn toàn hiểu người gọi muốn nói gì, điều này có nghĩa là, bạn diễn đạt vấn đề bằng cách khác. 5. Đưa ra giải pháp. Người gọi sẽ không muốn kết thúc cuộc gọi cho đến khi họ có được cách giải quyết hoặc lời hứa hẹn. Sẽ không phải là một giải pháp tốt khi nói” Tôi sẽ nói quản lý gọi cho bạn sau.” 6. Kết thúc với một sự thỏa thuận bằng lời nói. Cố gắng chắc chắn rằng người kia không còn tức giận khi bạn kết thúc cuộc gọi. Hãy hỏi “Does that help?”( Điều đó có giúp được bạn không?) hoặc “Does that solve the problem?” (Điều đó có giải quyết đươc vấn đề không?)

Kết luận Giao tiếp trên điện thoại là một hình thức khác của giao tiếp mà có thể ảnh hưởng lớn đến cách mọi người đánh giá bạn. Vì vậy hãy nhớ luôn lịch sự và khi bạn có thời gian, hãy luyện tập điều bạn muốn nói để nó nghe thật tự nhiên và tạo nên một ấn tượng tốt về bạn.

Cách diễn đạt trên điện thoại Can I take a message? Who’s calling, please? Hold the line, please. I’ll put you through, now. May I help you? One moment, please. Natalia Jone’s calling, I’m sorry. I didn’t catch your name. Would you mind speaking up, please? Can/May I speak to Ms Smith, please? This is Peter Lane from ITC Industries. Can I speak to the operator, please? Could you give me Ms Smith’s number, please? Can I leave a message for her, please?

Hãy nhớ: khi bạn nói số 0, thường được phát âm là ” oh” trong số điện thoại.