Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cấu Trúc Cách Sử Dụng Các Thì Trong Tiếng Anh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Thaiphuminh.com

Cấu Trúc Thì Hiện Tại Tiếp Diễn Trong Tiếng Anh

Định nghĩa, công thức, các dấu hiệu nhận biết, cách sử dụng và quy tắc thêm đuôi “-ing” của thì hiện tại tiếp diễn chuẩn nhất trong tiếng anh.

Thì hiện tại tiếp diễn (Present continuous) là gì?

Thì HTTD dùng để diễn tả những sự việc xảy ra ngay lúc chúng ta nói hay xung quanh thời điểm nói, và hành động chưa chấm dứt (còn tiếp tục diễn ra).

Cấu trúc thì hiện tại tiếp diễn trong tiếng anh

1. Khẳng định: S + am/ is/ are + V-ing

Trong đó:

S (subject): Chủ ngữ

am/ is/ are: là 3 dạng của động từ “to be”

V-ing: là động từ thêm “-ing”

Chú ý:

– S = I + am – S = He/ She/ It + is – S = We/ You/ They + are

Ví dụ: – I am playing football with my friends . (Tôi đang chơi bóng đá với bạn của tôi.)

– She is cooking with her mother. (Cô ấy đang nấu ăn với mẹ của cô ấy.)

– We are studying English. (Chúng tôi đang học Tiếng Anh.)

Ta thấy động từ trong câu sử dụng thì hiện tại tiếp diễn cần phải có hai thành phần là: động từ “TO BE” và “V-ing”. Với tùy từng chủ ngữ mà động từ “to be” có cách chia khác nhau.

Chú ý: – am not: không có dạng viết tắt – is not = isn’t – are not = aren’t

Ví dụ: – I am not listening to music at the moment. (Lúc này tôi đang không nghe nhạc.)

– My sister isn’t working now. (Chị gái tôi đang không làm việc.)

– They aren’t watching the TV at present. (Hiện tại tôi đang không xem ti vi.)

Đối với câu phủ định của thì hiện tại tiếp diễn trong ngữ pháp tiếng anh ta chỉ cần thêm “not” vào sau động từ “to be” rồi cộng động từ đuôi “-ing”.

3. Câu hỏi: Am/ Is/ Are + S + V-ing ?

Trả lời: Yes, I + am.

– Yes, he/ she/ it + is.

– Yes, we/ you/ they + are.

No, I + am not.

– No, he/ she/ it + isn’t.

– No, we/ you/ they + aren’t.

Đối với câu hỏi ta chỉ việc đảo động từ “to be” lên trước chủ ngữ.

Ví dụ: – Are you doing your homework? (Bạn đang làm bài tập về nhà phải không?) Yes, I am./ No, I am not.

– Is he going out with you? (Anh ấy đang đi chơi cùng bạn có phải không?) Yes, he is./ No, he isn’t.

Dấu hiệu nhận biết thì HTTD

Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian:

– Now: bây giờ – Right now: Ngay bây giờ – At the moment: lúc này – At present: hiện tại – At + giờ cụ thể (at 12 o’lock)

– Look! (Nhìn kìa!) – Listen! (Hãy nghe này!) – Keep silent! (Hãy im lặng) Ví dụ: – Now my sister is going shopping with my mother. (Bây giờ em gái tôi đang đi mua sắm với mẹ của tôi.) – Look! The train is coming. (Nhìn kia! tàu đang đến.) – Listen! Someone is crying. (Nghe này! Ai đó đang khóc.) – Keep silent! The baby is sleeping. (Hãy im lặng! Em bé đang ngủ.)

Diễn tả một hành động đang xảy ra ngay tại thời điểm nói.

Ví dụ: – We are studying Maths now. (Bây giờ chúng tôi đang học toán) Ta thấy tại thời điểm nói (bây giờ) thì việc học toán đang diễn ra nên ta sử dụng thì hiện tại tiếp diễn để diễn đạt.

– She is walking to school at the moment. (Lúc này cô ấy đang đi bộ tới trường.) Vào thời điểm nói (lúc này) thì việc cô ấy đi bộ tới trường đang diễn ra nên ta sử dụng thì hiện tại tiếp diễn để diễn đạt.

Diễn tả sự việc đang diễn ra xung quanh thời điểm nói.

Ví dụ: – I am looking for a job. (Tôi đang tìm kiếm một công việc.) Ta hiểu tả ngay tại lúc nói người nói đang không đi nộp hồ sơ hay để tìm việc mà trong thời gian đó (có thể bắt đầu trước đó cả tháng) người nói đang tìm kiếm một công việc. Nhưng khi muốn nói chung chung rằng điều gì đang xảy ra xung quanh thời điểm đó ta cũng sử dụng thì hiện tại tiếp diễn.

– I am working for HDC company. (Tôi đang làm việc cho công ty HDC) Tương tự như câu trên, “làm việc cho công ty HDC không phải mới bắt đầu mà đã bắt đầu trước đó rồi. Nhưng người nói muốn diễn đạt rằng sự việc đó đang diễn ra.

Diễn tả một sự việc sẽ xảy ra trong tương lai theo một kế hoạch đã được lên lịch cố định.

Ví dụ: I bought the ticket yesterday. I am flying to New York tomorrow. Ta thấy có căn cứ, kế hoạch rõ ràng (tôi đã mua vé máy bay) nên ta sử dụng thì hiện tại tiếp diễn để nói về một việc chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai.

Diễn tả sự không hài lòng hay phàn nàn về việc gì trong câu sử dụng “always”.

Ví dụ: He is always coming late. (Anh ta toàn đến muộn.) Why are you always putting your dirty clothes on your bed? (Sao lúc nào con cũng để quần áo bẩn trên giường thế hả?) Ta thấy “always” là một trạng từ chỉ tần suất và thường được gặp trong thì hiện tại đơn. Nhưng đó là khi đơn thuần muốn nói đến tần suất diễn ra của một sự việc nào đó.

Ví dụ như: “She always goes to school at 6.30 am.” (Cô ấy luôn đi học vào lúc 6h30). Nhưng khi muốn diễn đạt sự khó chịu hay muốn phàn nàn về điều gì ta sử dụng thì hiện tại tiếp diễn để nói.)

Quy tắc thêm “-ing” sau động từ của thì hiện tại tiếp diễn

Thông thường ta chỉ cần cộng thêm “-ing” vào sau động từ. Nhưng có một số chú ý như sau:

– Ta bỏ “e” rồi thêm “-ing”.

Ví dụ: write – writing type – typing come – coming

– Tận cùng là HAI CHỮ “e” ta không bỏ “e” mà vẫn thêm “-ing” bình thường.

Với động từ có MỘT âm tiết, tận cùng là MỘT PHỤ ÂM, trước là MỘT NGUYÊN ÂM

– Ta nhân đôi phụ âm cuối rồi thêm “-ing”.

Ví dụ: stop – stopping get – getting put – putting

– CHÚ Ý: Các trường hợp ngoại lệ: beggin – beginning travel – travelling prefer – preferring permit – permitting

– Ta đổi “ie” thành “y” rồi thêm “-ing”. Ví dụ: lie – lying die – dying

Cấu Trúc Want Trong Tiếng Anh

Cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cơ bản – WANT + to Verb là cấu trúc diễn tả mong muốn cực quan trọng trong tiếng Anh giao tiếp. Bài viết bao gồm cấu trúc, cách dùng, ví dụ [KÈM BÀI TẬP CÓ ĐÁP ÁN] sẽ giúp bạn học tiếng Anh hiệu quả và dễ dàng.

1. CẤU TRÚC WANT TRONG TIẾNG ANH

Want dùng để diễn tả mong muốn, ý muốn

+ Ai đó muốn cái gì: S + want(s) + N (danh từ) Ví dụ: I want that hat.

+ Ai đó muốn làm gì: S + want(s) + to + V (động từ) Ví dụ: I want to go shopping with my friends.

+ Muốn ai đó làm gì: S + want(s) + tên người/tân ngữ + to V Ví dụ: My mother wants me to go to bed before 10 p.m.

2. CÁCH SỬ DỤNG CẤU TRÚC WANT

2.1 Cấu trúc Want dùng để diễn tả mong muốn

Khi dùng cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh “want” để diễn tả mong muốn, chúng ta thường thấy “want” là một mệnh đề bổ ngữ (complement) và nó quyết định ý nghĩa của toàn bộ câu. Mệnh đề bổ ngữ đó có thể là danh từ làm tân ngữ (object nouns), đại từ làm tân ngữ (object pronouns), động từ nguyên mẫu có “to”, hoặc tân ngữ + to-inf.

Ví dụ: Do you want a drink? This coffee shop is great (Cô có muốn uống trà nóng không? Tiệm cà phê này tuyệt lắm)

I could ask my brother to borrow his bike but I didn’t want it (Tôi đã có thể hỏi mượn anh trai xe đạp nhưng tôi không muốn chiếc xe đó)

This is a modern shoes I have just got. Do you want to try it? (Đây là đôi giày sành điệu mà tôi vừa mới có. Bạn có muốn đi thử không?)

The professor wants her to call to her parent (Giáo sư muốn cô ấy gọi điện thoại cho phụ huynh của mình)

*** Trong những câu trả lời ngắn, chúng ta có thể dùng “want to” mà bỏ đi động từ phía sau

Ví dụ: Elle didn’t go to shopping with me because she didn’t want to (Elle không đi siêu thị với tôi bơi vì cô ấy không muốn)

My sister wanted to leave school at 17, but my parents didn’t want her to (Chị của tôi muốn bỏ học năm 17 tuổi nhưng bố mẹ tôi không muốn chị ấy làm như vậy)

***Chú ý: Chúng ta không dùng “want” trong mệnh đề có “that”

Ví dụ:

I want you to clean this mess before I come back (Tôi muốn cậu hãy dọn dẹp đống lộn xộn này trước khi tôi quay lại)

Không dùng: I want that you clean this mess before I come back

2.2 Cấu trúc Want thể hiện sự cần thiết

Chúng ta sử dụng cấu trúc “want” với động từ thêm -ing (V-ing) thể hiện một việc gì đó rất cần thiết, nên được hoàn thành.

Ví dụ: Your nails wants painting (Móng tay của bạn cần được sơn lại)

This mess wants cleaning (Đống lộn xộn này nên được dọn dẹp)

Trong những trường hợp bình thường, chúng ta cũng sử dụng cấu trúc “want + V-ing” giống như cấu trúc “want to have something done”

Ex: Have you got any T-shirt you want washing? = Which T-shirt you want to have washed? (Bạn có cái áo thun nào cần giặt không?)

2.3 Cấu trúc “Want” dùng để đưa ra lời khuyên, cảnh báo

Trong những tình huống tiếng Anh giao tiếp cơ bản thông thường, chúng ta có thể sử dụng “want” để đưa ra lời khuyên, ngăn chặn, cảnh báo một điều gì đó. Và đương nhiên chúng ta luôn sử dụng “want” trong trường hợp này ở thì hiện tại (simple present), nhưng đôi khi có thể dùng ở tương lai đơn (simple future)

Ví dụ: You want to be careful driving your car in high way. We got a big hole in that street few days ago (Bạn nên cẩn thận khi lái xe trên đường cao lộ. Có một cái hố rất lớn xuất hiện mấy ngày trước đấy)

What you’ll want to do, you’ll ask my permission first (Bạn muốn làm gì thì phải hỏi ý kiến tôi trước)

Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng “want” kèm với wh-questions, với “if” và trong cấu trúc tiếp diễn (continuous form)

2.4 Chúng ta có thể sử dụng một số “wh-questions” như what, when, whatever, whenever, whoever,… trước “want”

Trong trường hợp này thì chúng ta không cần dùng giới từ “to” sau động từ nguyên thể

Ví dụ: I’ll give you whatever you want (Anh sẽ cho em bất cứ cái gì em muốn)

My hotel is free for employment. You can move to my place whenever you want (Khách sạn của tôi miễn phí cho người thất nghiệp. Bạn có thể chuyển đến chỗ tôi bất cứ khi nào bạn muốn)

You want to borrow my clothes? Ok, take what you want (Bạn muốn mượn quần áo của tôi à? Được thôi, lấy cái nào cũng được)

2.5 Cũng như vậy, trong cấu trúc “want” cùng với “if” bạn không cần phải dùng giới từ “to” sau động từ nguyên thể

Ví dụ: We can talk all night, if you want (Chúng ta có thể nói chuyện cả đêm, nếu em muốn)

*** Tuy nhiên trong câu phủ định, chúng ta phải sử dụng giới từ “to” sau động từ nguyên thể

Ví dụ: You don’t have to talk with me if you don’t want to (Em không phải nói chuyện với anh nếu em không muốn)

2.6 Sử dụng cấu trúc “want” trong hình thức tiếp diễn (continuous form) để thể hiện sự gián tiếp và tính lịch sự

Ví dụ: We are wanting to buy a midium apartment with 3 bed rooms. Can you show me one? (Chúng tôi đang muốn mua một căn hộ trung bình với 3 phòng ngủ. Bạn có thể cho tôi xem thử một cái như vậy được không?)

I am wanting to talk to you something. Please keep calm and listen to me (Tôi đang muốn nói với bạn chuyện này. Làm ơn giữ bình tình và nghe tôi nói)

Ngoài ra chúng ta còn sử dụng “want” trong hình thức tiếp diễn để nhấn mạnh sự liên tục, lặp đi lặp lại.

Ví dụ: We had been wanting to go to Canada for a long time so we could be together (Chúng tôi đã trông đợi được đến Canada trong một thời gian dài để có thể ở bên nhau)

Now that he’s a teenager so he is wanting expensive things like a new computer and a modern skateboard (Bây giờ thằng bé đã là thiếu niên nên nó muốn những thứ mắc tiền như một chiếc máy tính mới hay trượt ván sành điệu)

3. BÀI TẬP CẤU TRÚC WANT – CÓ ĐÁP ÁN

Đáp án bài tập cấu trúc Want

1. repairing

2. to buy

3. to go on

4. to go

5. to finish

Các Thì Trong Tiếng Anh

Định nghĩa

Là thì diễn tả một sự việc, một hành động lặp đi lặp lại theo thói quen, phong tục, khả năng hay một sự thật hiển nhiên.

Cấu trúc

Cách dùng

Lưu ý: Khi chia động từ, nếu chủ ngữ là số ít thì cần thêm “es” ở những động từ có chữ cái tận cùng là -o, -s, -z, -x, -ch, -sh.

Dấu hiệu nhận biết

Xuất hiện các trạng từ chỉ tần suất trong bảng sau

Thì hiện tại tiếp diễn – Present continuous tense

Định nghĩa

Là thì diễn tả một hành động xảy ra vào thời điểm hiện tại, đang diễn ra và kéo dài ở hiện tại.

Cấu trúc

Cách dùng

Dấu hiệu nhận biết

Trong câu có chứa các từ, cụm từ như :

Lưu ý: Không dùng thì hiện tại tiếp diễn với các động từ chỉ nhận thức, tri giác như: be, understand (hiểu), know (biết), like (thích), love(yêu), remember(nhớ), want(muốn), see(nhìn), hear(nghe), glance(liếc qua), feel(cảm thấy), think(nghĩ), smell(ngửi), hate(ghét), realize(nhận ra), seem(dường như), forget(quên),…

Thì hiện tại hoàn thành – Present perfect tense

Định nghĩa

Là thì diễn tả một hành động, sự việc đã bắt đầu từ trong quá khứ kéo dài đến hiện tại và có thể tiếp diễn trong tương lai.

Cấu trúc

Cách dùng

Dấu hiệu nhận biết

Trong câu có chứa các từ, cụm từ như :

Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn – Present perfect continuous tense

Là thì diễn tả sự việc bắt đầu trong quá khứ và còn tiếp tục ở hiện tại, có thể tiếp diễn trong tương lai hay sự việc đã kết thúc nhưng ảnh hưởng kết quả còn lưu lại ở hiện tại.

Cấu trúc

Cách dùng

Dấu hiệu nhận biết

Trong câu sẽ xuất hiện các từ như all day, all week, all month (cả ngày/ tuần/tháng), since, for,…

Thì quá khứ đơn – Past simple tense

Định nghĩa

Là thì diễn tả một hành động, sự việc diễn ra và đã kết thúc trong quá khứ.

Cấu trúc

Cách dùng

Dấu hiệu nhận biết

Trong câu thường xuất hiện các từ như ago (cách đây…), in …, yesterday (ngày hôm qua), last night/month/year (tối qua/ tháng trước/ năm trước).

Thì quá khứ tiếp diễn – Past continuous tense

Định nghĩa

Là thì diễn tả một hành động, sự việc đang diễn ra xung quanh một thời điểm trong quá khứ.

Cấu trúc

Cách dùng

Dấu hiệu nhận biết

Trong câu thường xuất hiện các từ như at … last, at this time last night, when/ while/ as, from … to …

Thì quá khứ hoàn thành – Past perfect tense

Định nghĩa

Là thì diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ. Hành động xảy ra trước thì dùng thì quá khứ hoàn thành, còn hành động xảy ra sau thì dùng thì quá khứ đơn.

Cấu trúc

Cách dùng

Dấu hiệu nhận biết

Trong câu chứa các từ như: By the time, prior to that time, as soon as, when, before, after, Until then,…

Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn – Past perfect continuous tense

Là thì diễn tả quá trình xảy ra một hành động bắt đầu trước một hành động khác đã xảy ra trong quá khứ. Thì này thường chỉ dùng lúc cần diễn đạt tính chính xác của hành động.

Cấu trúc

Cách dùng

Dấu hiệu nhận biết

Trong câu thường chứa các từ như until then, by the time, prior to that time, before, after,…

Thì tương lai đơn – Simple future tense

Định nghĩa

Là thì diễn tả một hành động không có dự định trước và được quyết định ngay tại thời điểm nói.

Cấu trúc

Cách dùng

Dấu hiệu nhận biết

Trong câu thường chứa các từ tomorrow (ngày mai), next day/week/month/year (tuần tới/tháng/năm), in + thời gian,…

Thì tương lai tiếp diễn – Future continuous tense

Định nghĩa

Là thì diễn tả một hành động, sự việc sẽ diễn ra tại một thời điểm cụ thể trong tương lai.

Cấu trúc

Cách dùng

Cách nhận biết

Trong câu thường chứa các cụm từ như next time/year/week, in the future, and soon,…

Thì tương lai hoàn thành – Future perfect tense

Là thì diễn tả một hành động sự việc hoàn thành trước một thời điểm trong tương lai.

Cấu trúc

Cách dùng

Dấu hiệu nhận biết

Trong câu thường chứa các từ như by/by the time/by the end of + thời gian trong tương lai,…

Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn – Future perfect continuous tense

Định nghĩa

Là thì diễn tả một hành động đã xảy ra cho tới thời điểm nói trong tương lai.

Cấu trúc

Cách dùng

Dấu hiệu nhận biết

Trong câu xuất hiện các từ như For + khoảng thời gian + by/ before + mốc thời gian trong tương lai, by the time, by then,…

Cách nhớ các thì trong tiếng Anh

Ghi nhớ được 12 thì trong tiếng Anh dễ dàng với 3 mẹo sau đây:

Nhớ động từ dùng trong các thì tiếng Anh

Mỗi thì sẽ có cấu trúc ngữ pháp, cách sử dụng khác nhau nên để ghi nhớ được bạn cần nắm rõ mẹo chia thì trong tiếng Anh cho động từ và trợ động từ. Như vậy, việc học các thì trong tiếng Anh sẽ không bị nhầm lẫn nữa.

Đối với các thì ở hiện tại, động từ và trợ động từ được chia ở cột thứ nhất trong bảng động từ bất quy tắc.

Đối với các thì ở quá khứ, động từ và trợ động từ sẽ được chia ở cột thứ hai trong bảng động từ bất quy tắc.

Đối với những thì ở tương lai, bắt buộc phải có từ “will/shall” trong câu và động từ có hai dạng là “to be” và “V_ing”.

Thực hành và chăm luyện tập

Tìm một trung tâm tiếng Anh để học hiệu quả

Nếu việc tự học của bạn gặp khó khăn, hãy tìm một trung tâm thật sự uy tín để có thể tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất. Giáo viên sẽ là người giúp bạn hiểu thật sâu vấn đề và được thực hành cùng bạn học cho việc học không còn bị nhàm chán nữa.

Giờ đây các thì trong tiếng anh chắc chắn sẽ không còn làm khó bạn nữa. Vì với những khóa học chất lượng và hiệu quả tại YOLA, chúng tôi cam kết bạn sẽ tiếp thu một cách nhanh chóng kiến thức cũng như cải thiện khả năng giao tiếp của mình. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 028 6285 8080 ngay hôm nay để có cơ hội nhận thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Cấu Trúc Unless = If Not Trong Tiếng Anh

Unless là gì?

Unless là gì? Xét về mặt ngữ nghĩa Unless là một liên từ được dùng trong mệnh đề quan hệ (Conditional sentence).

Unless với Câu điều kiện loại 1

If + S + do/ does+ not + V (nguyên thể)+ O, S + will ()+ V (nguyên thể)

Ví dụ:

+ Với động từ to be:

If + S + is/am/are+ not +…, S + will ()+ V (nguyên thể)

You will be sick if you don’t take a rest.

= You will be sick unless you take a rest.

Bạn sẽ ốm nếu như bạn không nghỉ ngơi.

If he doesn’t work hard, he won’t have money.

= Unless he studies hard, he will fail the exam.

Nếu cậu bé không học hành chăm chỉ, cậu ấy sẽ trượt.

Unless với Câu điều kiện loại 2

Chỉ một điều không thể xảy ra hoặc thể hiện một mong muốn ngược với thực tế ở hiện tại.

+ Với động từ thường

If + S + were + not + to + V (nguyên thể)+ O, S + would+ V (nguyên thể)

If + S + did not/ were not + V (chia ở thời quá khứ đơn hoặc quá khứ tiếp diễn)+ O, S + would+ V (nguyên thể)

+ Với động từ to be

If + S + were+ not +…, S + would+ V (nguyên thể)

If he weren’t ill, he would be at work.

= Unless he were ill, he would be at work.

Nếu anh ấy không ốm thì anh ấy đang đi làm rồi.

I wouldn’t eat this food if I weren’t really hungry.

= I wouldn’t eat this food unless I was really hungry.

Tôi sẽ không ăn món đó nếu tôi không đói.

If he didn’t refused, I would be very happy.

= Unless he refused, I would be very happy

Nếu anh ta không từ chối, tối sẽ rất vui.

Unless với câu điều kiện loại 3

Unless trong câu điều kiện loại 3 nhằm chỉ một mong muốn ngược với thực tế ở quá khứ.

+ Với động từ thường:

If + S + had+ not + V (phân từ II)+ O, S + would have + V (PII)

Ví dụ:

I wouldn’t have gone picnic if you hadn’t suggested it.

= I wouldn’t have gone picnic unless you had suggested it.

Tôi đã không đi picnic nếu như cậu không gợi ý. Đáng lẽ tôi đã bắt được xe buýt nếu như tôi không dậy muộn.

I would have take a bus if I hadn’t got up too late.

= I would have take a bus unless I had got up too late.

Unless chỉ đi với câu khẳng định vì bản thân đã mang sẵn nghĩa phủ định

Unless = otherwise = if…not

Unless không bằng với If not. If not là một dạng câu điều kiện ẩn ý. Theo đó loại câu điều kiện này được sử dụng khi trước nó là một câu phủ định, người ta sử dụng if not để tránh nhắc lại lần thứ 2 vế phủ định này.

Ví dụ: She won’t come tomorrow, if not, everything will become very dificult

Nếu cô ấy không đến ngày mai, mọi thứ sẽ trở nên khó khăn

Cách viết lại câu với Unless trong tiếng anh

Bài tập viết lại câu với Unless dạng này thường xuất hiện khá nhiều và đa dạng. Câu gốc có thể là câu điều kiện có sẵn if, cũng có thể là cho dưới dạng đảo ngữ câu điều kiện, dùng liên từ khác tương đương if hay phức tạp hơn là dùng dạng câu điều kiện ẩn ý. Tuy nhiên dù cho dưới dạng nào thì chúng ta cũng nên biến đổi về dạng truyền thống (đi với If) rồi chuyển đổi về Unless để tránh nhầm lẫn.

Ví dụ:

– Hurry up. Otherwise, you will be late. (Nhanh lên. Nếu không, bạn sẽ muộn đó)

– Without your explaination, we can’t understand the lesson.

Tóm lại, cấu trúc Unless và chúng tôi đều được sử dụng trong câu điều kiện với ý nghĩa phủ định. Khi làm bài chúng ta nên cân nhắc, đọc kỹ ngữ nghĩa của câu để lựa chọn cách biến đổi linh hoạt và chính xác.