ZOOM là một phần mềm họp/ học trực tuyến ổn định tốt nhất hiện nay. Bạn có thể lập một tài khoản miễn phí trên trang chủ http://zoom.us, tuy nhiên bị giới hạn thời lượng 40 phút. So sánh với Skype thì ZOOM ổn định và có thêm nhiều tính năng hơn như: công cụ tạo chú thích bút vẽ, viết chữ… trên hình ảnh chia sẻ. So với phương pháp học offline truyền thống, phương pháp học trực tuyến phù hợp với xu thế áp dụng công nghệ vào các lĩnh vực hiện nay, học online có nhiều ưu điểm hơn:
Tiết kiệm chi phí do không phải đi lại, thuê mặt bằng.
Ai cũng học được dù bạn ở đâu chỉ cần có kết nối internet: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Pháp, Mỹ, Nhật… đều học được.
Tiết kiệm thời gian do không phải đi lại, đặc biệt phù hợp đối với những bạn đã đi làm/ đã lập gia đình có quỹ thời gian eo hẹp.
Mọi nơi đều có thể học được: Ngoài máy vi tính chỉ cần có một điện thoại thông minh là chúng ta học được mọi nơi: văn phòng, ở nhà, trên giường thậm chí là trên xe bus, xe khách…
Số lượng học viên không hạn chế, miễn là thầy giáo có đủ thời gian.
Bài giảng được lưu lại trên máy tính của mỗi học viên, để xem lại khi cần (ưu điểm của bài giảng số hóa).
Bài giảng và các câu hỏi của học viên được truyền đạt rõ ràng bằng hình ảnh và âm thanh tới màn hình máy vi tính/ điện thoại mỗi học viên trong lớp.
Tránh được các bệnh dịch lây lan (bài viết này được viết trong thời gian dịch bệnh Virus Corona đang hoành hành trên thế giới, haha)
Nhược điểm (hầu như không có):
Học viên phải tự trang bị mạng có kết nối internet, máy vi tính/ laptop (nên có webcam và microphone/ tai nghe có microphone để chia sẻ hình ảnh âm thanh) hoặc một điện thoại thông minh có hỗ trợ 3G/4G/5G.
Sẽ khó khăn một chút cho những ai không thành thạo về công nghệ, máy vi tính (những người lớn tuổi), tuy nhiên cứ đọc bài này là bạn giải quyết được ngay.
Do phụ thuộc vào công nghệ, phần mềm hệ thống học trực tuyến, mạng internet nên buổi học có thể bị gián đoạn nếu một trong các yếu tố công nghệ gặp sự cố, tuy nhiên xác suất là rất nhỏ và học viên hoàn toàn yên tâm nếu trung tâm có phương án dự phòng.
Học viên và thầy giáo ít có cơ hội tiếp xúc nói chuyện trực tiếp với nhau. Khắc phục: Trung tâm tổ chức gặp mặt và học buổi đầu tiên tại lớp học truyền thống để làm quen, chia sẻ phương pháp học; kết thúc khóa học có thể có offline tổng kết.
Trên là những ưu nhược điểm chúng tôi nhận thấy, sau đây Xây Dựng Thực Hành xin giới thiệu hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm học trực tuyến ZOOM trên máy vi tính (trên điện thoại thông minh XEM Ở ĐÂY) qua 3 bước bên dưới:
Truy cập vào trang chủ http://zoom.us
Vào Resources / Download Zoom Client / Download
hoặc Bấm vào đây để download (link tại chúng tôi
hoặc Link Google drive (không cập nhật version)
Sau khi download phần mềm về các bạn tiến hành cài đặt, bấm next cho đến khi kết thúc.
Vào menu cửa sổ trong Window mở phần mềm lên (incon là hình máy quay phim).
Giao diện phần mềm hiện lên bấm vào Join a Meeting để đăng nhập vào lớp học.
Bấm Sign In để đăng nhập vào tài khoản máy chủ (host), sau khi đăng nhập máy chủ sẽ tạo các lớp học/ buổi họp với một mã ID, mã này sẽ cấp cho học viên hoặc đối tác.
Mục a: Điền ID hoặc đường Link của lớp học. Mỗi học viên sẽ được trung tâm cung cấp một ID/ Password để đăng nhập vào lớp học.
Mục b: Điền tên của học viên
Mục c: Tích vào để phần mềm nhớ tên của học viên cho lần đăng nhập sau
Mục d: Tích vào để tắt audio (microphone ở chế độ tắt)
Mục e: Tích vào để tắt video (camera/ webcam đặt ở chế độ không hiển thị)
Mục d và e: Microphone và camera/ webcam cài đặt chế độ mở/ tắt, lựa chọn loại phù hợp (nếu có nhiều loại đang cắm vào máy tính) trong quá trình học được, sở sĩ tích vào lựa chọn này là để phòng trường hợp microphone/ camera/ webcam đang chưa sẵn sàng mở (đang có nhiều tiếng ồn xung quanh hoặc camera đang hướng vào khu vực không phù hợp…)
Bước 3: Hướng dẫn sử dụng phần mềm (rất đơn giản)
Sau khi đăng nhập vào lớp học giao diện phần mềm sẽ hiện lên như trên, có 3 phần:
Chọn, bật tắt Microphone: Bấm vào nút tam giác để chọn; gạch chéo là tắt
Chọn, bật tắt camera/ webcam: Bấm vào nút tam giác để chọn; gạch chéo là tắt
Mời thêm thành viên
Quản lý thành viên
Chia sẻ màn hình máy tính (có phân quyền)
Trò chuyện: nhóm hoặc riêng tư
Thu âm thanh hình ảnh toàn bộ hoặc một phần nội dung buổi học (có phân quyền)
Một số Icon Reaction
Rời lớp học/ buổi họp
Mục 1: Chọn, bật tắt Microphone Phím tắt: SPACE. Mở microphone tạm thời: Ấn và giữ phím SPACE (phím cách)
Bấm vào nút tam giác để chọn microphone; gạch chéo là tắt microphone.
I/ Phần thay đổi chế độ hiển thị hình ảnh, full màn hình. II/ Phần giao diện chính: Hiển thị hình ảnh webcam/ camera hoặc hình ảnh chia sẻ màn hình.
Select a Mirophone: Chọn microphone
III/ Thanh công cụ: Một số thao tác của phần mềm: Phím tắt: Alt hoặc di chuột xuống bên dưới.
Select a Speaker: Chọn một loa
Test Speaker & Microphone: Kiểm tra hoạt động của loa và micro
Switch to Phone Audio: Mở cuộc gọi điện thoại
Leave Computer Audio: Bỏ âm thanh máy tính
Audio Settings: Cài đặt âm thanh
Mục 2: Chọn, bật tắt camera/ webcam (Phím tắt: Alt + V): Bấm vào nút tam giác để chọn; gạch chéo là tắt
Select a Camera: Chọn một camera
Video Settings: Cài đặt hình ảnh
Choose Virtual Background: Chọn một background ảo cho hình ảnh quay được từ camera
Mục 3: Invite: Mời thêm thành viên (Alt + I)
Chia sẻ ID máy chủ hoặc đường link máy chủ cho bạn bè. Mục này có phân quyền, tùy thuộc vào phân quyền của máy chủ (người lập lớp học/ phòng họp).
Mục 4: Manage participants: Quản lý thành viên (Alt + U)
Mục 5: Share Screen: Chia sẻ màn hình máy tính Alt + S (có phân quyền)
Basic: Thao tác chủ yếu ở tab này, có 3 vị trí cần quan tâm:
Screen: Chia sẻ màn hình máy tính
Whiteboard: Chia sẻ một bảng trắng để vẽ, trình bày
Share computer sound: Chia sẻ âm thanh trong máy tính (như nhạc nền…)
Optimize Screen Sharing for Video Clip: Tối ưu hình ảnh chia sẻ cho Video Clip, chỉ áp dụng cho chia sẻ toàn màn hình
Trong phần Share màn hình này có phần Annotate để vẽ, chú thích trên hình ảnh share rất thuận tiện:
Thanh công cụ Annotate (chú thích):
Nếu giáo viên bật chế độ cho phép học viên được sử dụng Annotation thì khi giáo viên chia sẻ màn hình/ bảng trắng học viên sẽ tạo chú thích được trên hình ảnh giáo viên chia sẻ. Để hiển thị thanh công cụ Annotation học viên vào View Options/ Chọn Annotate:
Học viên bật thanh công cụ Annotation để tạo chú thích
Mục 6: Chat (Alt + H) – Trò chuyện: nhóm hoặc riêng tư
Mục 7: Record (Alt + R) – Thu âm thanh hình ảnh toàn bộ hoặc một phần nội dung buổi học (có phân quyền)
Mục 8: Một số Icon Reaction
Mục 9: End Meeting: Rời lớp học/ buổi họp, kết thúc buổi học/ họp.
IV/ Một số thao tác hiển thị khung nhìn và tương tác của học viên
Để thuận tiện dễ theo dõi hình ảnh chia sẻ màn hình của giáo viên cũng như hình ảnh webcam của cả lớp, học viên cần biết một số thao tác về chế độ hiển thị khung hình. Zoom có 2 chế độ xem: Xem trên cửa sổ và xem full màn hình, 2 chế độ này có chút khác nhau về cách hiển thị Side-by-side:
Xem trong cửa sổ (không full màn hình) với hiển thị không Side-by-side
Thao tác chuyển sang hiện thị Side-by-side
Hiện thị Side-by-side trong chế độ xem cửa sổ (không full màn hình): Màn hình được chia làm 2 cột, có thể kéo giãn thu nhỏ kích thước 2 cột
Chế độ xem Full màn hình, hiển thị không Side-by-side, các khung hình webcam bị chồng lên nội dung giáo viên chia sẻ, bạn có thể thu nhỏ hoặc ẩn nó đi trong View Options
Chế độ xem Full màn hình, hiển thị Side-by-side
2. Một số thao tác tương tác không lời nhanh Nonverbal feedback, (phản hồi không lời):
Đây là một tính năng giúp các học viên có thể phản hồi không lời nhanh bằng các icon. Ví dụ khi bắt đầu lớp học các thầy cô hay hỏi là các em có nghe rõ không, đã sẵn sàng chưa thay vì từng học viên phải bật mic lên trả lời thầy cô thì họ có thể gửi những trạng thái như Yes No ở trong khu vực Manage Participants (quản lý thành viên) một cách nhanh chóng.
Trong phần quản lý học viên sẽ xuất hiện các icon như: yes, no, go slower (làm chậm), go faster (làm nhanh); trong phần more có thêm like, dislike, clap, a break (giải lao), away (đang bận).
Góc riêng tư: Dành riêng cho sinh viên khối kỹ thuật, xây dựng, giao thông, thủy lợi, cầu đường, địa chất… và các kỹ sư, kiến trúc sư.
Victor Vương