Top 5 # Xem Nhiều Nhất Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Tampon Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Thaiphuminh.com

Tampon Là Gì? Có Nên Sử Dụng Tampon Hay Không? Cách Sử Dụng Tampon

Tampon là gì?

Tampon là một sản phẩm vệ sinh phụ nữ được nghiên cứu và sáng chế bởi tiến sỹ Earle Hass. Tampon là băng vệ sinh dạng ống được dùng để thấm hút kinh nguyệt bằng cách đưa vào âm đạo trong những “ngày đèn đỏ”. Nó thường được làm chủ yếu bằng cotton và bông cho khả năng thấm hút cao.

Tampon là gì

Theo ước tính thì 1 phụ nữ nếu chỉ sử dụng Tampon trong các kỳ kinh nguyệt thì suốt cuộc đời họ sẽ phải sử dụng tới 11.400 chiếc.

Tại một số quốc gia thì Tampon được coi là thiết bị y tế. Còn tại Mỹ theo cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thì chúng được coi là thiết bị y tế hạng 2. Đôi khi Tampon cũng được sử dụng để cầm máu trong phẫu thuật.

Thiết kế và cấu tạo của Tampon?

Tampon là băng vệ sinh có thiết kế dạng hình ống, nhỏ bằng đầu ngón tay. Tampon có nhiều khích thước đa dạng khác nhau để bạn sử dụng tùy thuộc vào cơ địa mỗi người cũng như tùy từng ngày của chu kì kinh nguyệt. Có 2 loại Tampon đó là 1 loại tăng kích thước theo chiều dài còn 1 loại là tăng kích thước theo đường kính. Hầu hết chúng đều có 1 sợi dây để hỗ trợ việc đưa vào và lấy ra khỏi âm đạo.

Tampon có cấu tạo khá giống như một ống tiêm. Gồm có 1 ống đẩy (piton) và 1 ống to bên ngoài chứa tampon bông. Khi bạn đẩy ống đẩy nhỏ (giống như piton ở ống xi lanh) thì tampon sẽ được đẩy ra ngoài. Hãy xem hình bên dưới để rõ hơn về cấu tạo và cách sử dụng tampon.

Tampon có ống đẩy

Cách sử dụng Tampon

Cách sử dụng tampon cũng khá dễ dàng nhưng các bạn cũng cần chú ý để chúng ta sử dụng đúng các bước sau.

Cách dùng tampon

B1: Cũng giống như đối với việc sử dụng cốc nguyệt san. Bạn hãy vệ sinh tay với xà phòng và nước ấm để đảm bảo tay sạch sẽ.

Bước 2: Hãy tìm cho mình một tư thế thoải mái nhất và sau đó cầm tampon bằng thay thuận, tay còn lại dùng mở to miệng âm đạo.

Bước 3: Sử dụng ngón giữa và ngón cái cầm ở phần đầu của ống ngoài (ống to) sau đó đưa từ từ phần ống to vào hết bên trong âm đạo. Lúc này dùng ngón trỏ đẩy vào phần ống nhỏ (ống đẩy) để đẩy Tampon ra khỏi ống to và vào trong âm đạo. Sau đó khéo léo đưa từ từ cả 2 ống ra ngoài.

Để lấy tampon ra ngoài thì bạn cầm sợi dây để kéo ra. Nên nhớ làm từ từ và kéo ra theo hướng chéo xuống dưới.

Những Lưu ý khi sử dụng Tampon?

Tampon có nhiều loại?

Như ban đầu đã nói thì tampon cũng có nhiều loại chia theo kích thước, chia theo đối tượng sử dụng, hay theo khả năng nở to ra theo chiều dài hay đường kính. Về kích thước thì tampon cũng có loại nhỏ, trung bình và to. Loại có ống đẩy như hướng dẫn cách dùng tampon ở trên và loại không có cần đẩy. Nếu là người mới lần đầu sử dụng thì bạn nên lựa chọn loại có kích thước nhỏ hoặc trung bình và có óng đẩy để việc sử dụng dễ dàng hơn.

Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi dùng.

Chuyện tưởng như đơn giản nhưng rất quan trọng. Hãy giữ vệ sinh tay sạch sẽ vì khi sử dụng bạn sẽ tiếp xúc với âm đạo. Và vào những ngày đèn đỏ việc nhiễm khuẩn, nấm là rất cao bởi tay sẽ tiếp xúc với tampon và đưa vào cơ thể.

Dùng tampon có thể rách màng trinh.

Tampon có đường kính khoảng 1,5cm nhỏ hơn lỗ nhỏ của màng trinh. Hai nữa nó lại được làm bằng bông nên về lý thuyết là khó có thể làm rách màng trinh. Nhưng đối với những bạn gái mới sử dụng chưa quen nếu đưa tampon vào quá sâu thì việc ảnh hưởng đến màng trinh là vẫn có. Chính vì thế nếu bạn quan hệ rồi thì sử dung tampon thoải mái mà không sợ ảnh hưởng. Còn nếu bạn chưa quan hệ và rất quan tâm đến “cái ngàn vàng” thì hãy lựa chọn băng vệ sinh thông thường.

Đây là hội chứng không thường gặp nhưng nếu bị lại có khả năng đe dọa đến tính mạng của người sử dụng tampon. Một số loại độc tố của chủng tụ cầu gây ra, nguyên nhân chủ yếu là do việc thấm hút máu kinh quá nhiều, môi trường ẩm ướt đã giúp cho vi khuẩn phát triển. Các độc tố này xâm nhập và máu và gây ra hội chứng sốc độc tố hay còn gọi là Toxic Shock Syndrome (TSS). Những biểu hiện khi sốc độc tố là nôn mửa, chóng mặt, nhức đầu, đau cơ, sốt cao, đau họng…

Tuy rằng hiếm gặp nhưng nếu bạn vẫn e ngại điều này thì có thể lựa chọn băng vệ sinh truyền thống hoặc sử dụng cốc nguyệt san.

Nên sử dụng tampon có độ thấm hút vừa phải.

Sử dụng tampon khoảng 4-6 tiếng nên thay và không được để quá 8 tiếng.

Không được sử dụng Tampon qua đêm, và trong khi đi ngủ.

Nếu bạn có hiện tượng khô âm đạo thì không nên sử dụng Tampon vì âm đạo bị khô có thể gây xước âm đạo.

Tampon Là Gì? Cách Sử Dụng Tampon Và 6 Điều Cần Biết

“Đỏ đèn” đã 3 năm nay rồi nhưng gần đây mình mới biết trên thị trường có một loại băng vệ sinh “thần thánh” có tên là tampon. Rỉ tai bạn bè, ai dè không ít đứa “mù tịt” hoàn toàn về “bửu bối” này. Vậy tampon là gì? Cách sử dụng tampon như thế nào? Nếu bạn cũng chưa biết, để mình mách cho ngay đây!

1. Tampon là gì?

2. Vì sao tampon được cho là “thần thánh”?

Sử dụng tampon các nàng vẫn có thể thoải mái vận động mà khỏi lo “lộ hàng”

Lý do tampon được các bạn nữ sử dụng là vì tính tiện lợi của nó. Tampon có thể giúp chị em tự tin và thoải mái trong các hoạt động mà trong kỳ kinh đa số mọi người đều hạn chế như bơi lội hay đi ra những nơi công cộng đông người. Những bạn chơi thể thao đòi hỏi phải hoạt động mạnh sẽ không cần phải lo lắng nếu sử dụng tampon. Ngoài ra, tampon cũng không gây ra bất cứ khó chịu nào khi ban đi vệ sinh.

Một lưu ý đối với các bạn dùng tampon khi đi bơi đó là bạn cần thay tampon ngay sau khi bơi. Vì nước hồ bơi có chứa clo, nếu bạn không chịu thay tampon thì rất dễ bị viêm nhiễm âm đạo.

3. Nhược điểm của tampon là gì?

Nhiễm trùng

Do tampon được đặt trong âm đạo và thấm máu ngay tại đó nên có thể gây ra hiện tượng ứ kinh nguyệt. Đây là điều kiện lý tưởng để cho các vi sinh vật gây nhiễm trùng sinh sôi.

Rách màng trinh

Do vị trí đặt tampon khá nhạy cảm nên trong quá trình sử dụng, nếu không cẩn thận, các chị em sẽ vô tình tác động đến màng trinh và khiến “cái ngàn vàng” bị tổn thương.

Hội chứng sốc độc tố

Hội chứng này xảy ra khi bạn không thay hoặc quên không lấy tampon ra trong vòng 8 tiếng. Một số biểu hiện của sốc độc tố là nôn mửa, sốt cao, nhức đầu, chóng mặt. Vì vậy, khi dùng tampon, các chị em cần phải cẩn thận để tránh những việc đáng tiếc xảy ra.

4. Chọn tampon phù hợp như thế nào?

5. Cách sử dụng tampon

Đối với các bạn lần đầu sử dụng tampon sẽ không khỏi thắc mắc về việc sử dụng “bửu bối” này như thế nào.

Bước 1: rửa tay thật sạch trước khi xé vỏ bao tampon

Bước 2: chọn cho mình tư thế thật thoải mái (đứng hoặc ngồi), dùng tay thuận giữ tampon và vặn thân dưới để mở tampon

Bước 3: kéo nhẹ phần dây ra phía sau

Bước 4: cầm ở giữa tampon bằng ngón giữa và ngón cái (nơi được đánh dấu nhỏ nhất)

Bước 5: xác định vị trí âm đạo và đưa phần đầu to của tampon vào cho đến khi ngón tay chạm vào các mô thịt

Bước 6: lấy ngón trỏ đẩy phần dưới của tampon vào trong và rút phần vỏ ra

Khi thay tampon, bạn chỉ việc nắm lấy đầu dây và kéo ra theo hướng chúc xuống dưới.

6. Lưu ý gì khi sử dụng?

Sử dụng tampon qua đêm là điều nên tránh nha các nàng

Không được để tampon trong âm đạo quá 8 tiếng. Thời gian thay tampon hợp lý là từ 4-6 tiếng kể từ lúc đặt tampon.

Vào những ngày cuối chu kỳ, âm đạo có thể bị khô, bạn nên dùng thêm kem hoặc gel bôi trơn để tránh làm tổn thương âm đạo.

Nếu có hiện tượng tràn kinh ra ngoài thì nguyên nhân có thể đến từ việc bạn chọn tampon chưa đúng size.

Không nên dùng tampon để thấm hút dịch âm đạo hay huyết trắng. Âm đạo tiết ra dịch là hiện tượng hết sức bình thường đối với các bạn nữ. Nếu dịch không có mùi hôi hay những biểu hiện khác thường thì phái đẹp không cần phải lo lắng. Một số bạn dùng tampon để hút dịch sẽ khiến cho âm đọa bị khô, khiến độ pH trong âm đạo bị mất cân đối dẫn đến hiện tượng đau rát và khiến “cô bé” dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm.

Không nên sử dụng 2 tampon cùng một lúc. Một số bạn có suy nghĩ, sử dụng một lúc 2 tampon sẽ không cần phải thay liên tục. Tuy nhiên, điều này không những không giúp cho chị em “rảnh tay” hơn mà còn là điều kiện lý tưởng để các bệnh viêm nhiễm có cơ hội xuất hiện. Do đó, chị em nên sử dụng 1 tampon cho “cô bé” và thường xuyên thay mới để giúp cô bé luôn được sạch sẽ, tránh các bệnh không đáng có.

Nếu tampon bị lọt ra ngoài, bạn nên dùng băng vệ sinh để “chữa cháy”. Điều này xảy ra thường xuyên đối với các bạn mới bắt đầu sử dụng. Nguyên nhân đến từ việc bạn đặt tampon chưa đủ sâu hoặc đặt chưa đúng vị trí. Khi hoạt động thường xuyên có thể sẽ khiến cho tampon bị tuột ra ngoài. Để tránh tình trạng này, chị em nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như học hỏi kinh nghiệm từ những người đã sử dụng trước đó.

Tampon bị kẹt trong âm đạo cũng là tình trạng mà các chị em hay gặp phải. Nguyên nhân có thể khiến cho “bửu bối” bị mắc kẹt là do bạn quên không lấy ra trong khi quan hệ. Bạn không nên dùng tay để lấy ra mà hãy đến các cơ sở y tế để có được trang thiết bị phù hợp cho việc “gỡ rối” mà không ảnh hưởng đến âm đạo.

Phái đẹp nên tránh dùng các sản phẩm tampon có mùi thơm. Nhiều chị em nghĩ việc dùng tampon có mùi sẽ giúp cho “cô bé” sạch sẽ, thơm tho hơn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, những mùi thơm đều là do hóa chất được thêm vào và rất có hại cho âm đạo của phụ nữ. Việc sử dụng có thể dẫn đến tình trạng viêm da, ngứa âm đạo,…

Nếu chưa dùng tampon bao giờ và có ý định dùng, hội bạn gái chúng mình có thể gửi thắc mắc nhờ chuyên gia Kotex Girlspce tại mục Góc chuyên gia để được tư vấn nha! Nếu vẫn còn lăn tăn về vấn đề vệ sinh vùng V-zone thì cứ dùng băng vệ sinh dạng cánh là thượng sách. Tham khảo các sản phẩm băng vệ sinh Kotex mới nhất tại https://www.girlspace.com.vn/goc-kotex.

Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Linux

Trong các hệ điều hành thông dụng cho máy tính cá nhân hiện nay thì bên cạnh hệ điều hành Windows, còn có các hệ điều hành khác cũng được nhiều người ưa chuộng như hệ điều hành Linux – Ubuntu. Tuy nhiên, hệ điều hành Linux và Ubuntu chủ yếu được sử dụng ở nước ngoài, ít khi sử dụng ở Việt Nam. Vì vậy, đối với những bạn muốn sử dụng hệ điều hành này sẽ gặp đôi chút khó khăn. Nhằm giúp cho những người có nhu cầu muốn tìm hiểu về hệ điều hành Linux và Ubuntu, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng Linux – Ubuntu cơ bản.

1, Một số lưu ý khi download và sử dụng hệ điều hành Linux – Ubuntu

Trước tiên, để có thể sử dụng được hệ điều hành Linux – Ubuntu thì bạn cần phải download về máy tính và tiến hành quá trình cài đặt. Hãy truy cập vào web để lấy đường link tải về hệ điều hành này, cũng như được hướng dẫn cài đặt chi tiết.

Hệ điều hành Linux được mệnh danh là hệ điều hành dành cho các siêu máy tính khi mà 498/500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới hiện nay sử dụng hệ điều hành Linux. Do vậy, để chạy được hệ điều hành này, máy tính của bạn phải đảm bảo được các yêu cầu hệ thống sau đây:

Máy tính của bạn phải sử dụng bộ vi xử lý tối thiểu Intel Atom N450; Intel T4300 Core 2 Duo……

Bộ nhớ hệ thống: Ram tối thiểu phải có dung lượng 4GB.

Máy tính của bạn cũng cần phải có card video tối thiểu ở mức Intel GMA 4500MHD, 945GM, 950 GMA, và X3100 GMA hoặc các loại card video có khả năng xử lý đồ họa tương đương.

2, Hướng dẫn cách sử dụng Linux – Ubuntu cơ bản

Bạn hãy lưu ý đến các công năng của một số lệnh cơ bản như lệnh cd, pwd, ls, dir, more, touch, cp, mv,…

Ngoài ra, các thao tác chủ yếu của máy tính sử dụng hệ điều hành Linux – Ubuntu cũng phụ thuộc vào các dạng thức lệnh cơ bản. Ví dụ như khi bạn cần xem thông tin hệ thống, cầu hình máy tính, xem thông tin ổ đĩa cứng, bộ nhớ RAM, lệnh xem thời gian, ngày, tháng, lệnh xem tài khoản, lệnh tắt máy tính trong Linux,… Thì các lệnh trong Terminal Linux sẽ là phương pháp hữu ích mà bạn cần đến.

Ngoài các yếu tố kể trên thì bạn cũng cần phải cài đặt bộ gõ tiếng Việt cho máy tính sử dụng hệ điều hành Linux – Ubuntu.

Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Unikey Từ A

Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng Unikey toàn tập với các tính năng cơ bản, tìm hiểu bảng mã, kiểu gõ và nhiều công cụ hỗ trợ khác.

Đây là phần mềm vô cùng nhỏ gọn nhưng tại hỗ trợ tối đa cho người dùng trong việc xử lý văn bản. Qua đây, chúng tôi mong muốn giới thiệu các quy chuẩn về gõ tiếng Việt, cũng như tất cả những tính năng mà phần mềm hỗ trợ.

Dù trải qua nhiều phiên bản khác nhau, nhưng cách sử dụng Unikey (sau đây sẽ gọi là Bộ Gõ hoặc Phần Mềm) vẫn không có nhiều thay đổi. Tác giả Phạm Kim Long gần như giữ nguyên bố cục phần mềm, chỉ đổi chút ít về giao diện, trong khi tính năng, bảng mã, kiểu gõ vẫn chẳng có gì khác biệt.

Phiên bản mới nhất hoạt động tốt trên cả Win 10, 8, XP, 7 bản 32bit và cả 64bit

Những bộ gõ tiếng Việt phổ biến hiện nay:

1.Cách cài đặt Unikey

Người dùng cũng có thể tạo shortcut trên desktop hoặc taskbar của Windows để tiện cho việc khởi động bộ gõ.

Bảng điều khiển chính

Bảng điều khiển chính là nơi cho phép người dùng tùy chỉnh các thông số hoạt động của phần mềm phù hợp với nhu cầu của mình. Bảng này có thể được bật từ Menu hoặc dùng tổ hợp phím CTRL+SHIFT+F5.

Phần mềm hỗ trợ 2 ngôn ngữ giao diện gồm tiếng Anh và tiếng Việt, trong đó mặc định là giao diện tiếng Việt. Người dùng có thể chuyển đổi qua lại giữa 2 ngôn ngữ này bằng cách tích chọn trong phần “Mở rộng”.

Hộp hội thoại phần mềm có 2 chế độ:

– Chế độ thu nhỏ: chỉ đặt các thông số hay sử dụng nhất. Đây là chế độ mặc định khi mở bảng điều khiển.

– Chế độ mở rộng: cho phép đặt tất cả các thông số hoạt động của bộ gõ. Để bật chế độ này khi đang ở Chế độ thu nhỏ, bạn nhấn vào ô ” Mở rộng” khi đang ở Chế độ thu nhỏ.

Bạn có thể thay đổi chế độ hội thoại bằng cách bấm vào nút hoặc .

Các mục trong bảng điều khiển

Bảng mã: Chọn bảng mã tiếng Việt. Phải chọn đúng bảng mã tương ứng với font tiếng Việt đang sử dụng.

Kiểu gõ phím: Cho phép chọn kiểu gõ tiếng Việt: Telex, VNI, hoặc VIQR.

Phím chuyển: Thiết lập tổ hợp phím tắt để bật tắt chế độ gõ tiếng Việt (V) hay tiếng Anh (E): chọn 1 trong 2 tổ hợp: CTRL + SHIFT hoặc ALT + Z.

Đóng/Kết thúc: ô là để đóng bảng điều khiển, thu nhỏ Unikey vào Taskbar, ô để tắt phần mềm.

Mở rộng/Thu nhỏ: Đây là ô thay đổi chế độ hộp thoại ở rạng thu nhỏ hay mở rộng.

-Tùy chọn khác:

Cho phép gõ tự do: Đây là tùy chọn mặc định, giúp việc bỏ dấu tiếng Việt theo kiểu tự do.

Bỏ dấu oà, uý (thay vì òa, úy): Có 2 quan niệm khác nhau về vị trí đặt dâu trong các âm oa, oe, uy khi chúng xuất hiện ở cuối từ. –Kiểu cổ điển: dấu được đặt vào nguyên âm trước cho cân đối. Ví dụ: hóa, thủy, khỏe. –Kiểu mới: dấu được đặt theo quy tắc phát âm. Ví dụ: hoá, thuỷ, khoẻ. Theo nhiều nhà ngôn ngữ học thì “Kiểu mới” được coi là đúng chính tả.

Luôn sử dụng clipboard cho unicode:

Bật kiểm tra chính tả: đây là tùy chọn mặc định, sẽ tự động kiểm tra lỗi chính tả khi gõ.

Tự động khôi phục phím với từ sai: đây là tùy chọn mặc định.

Hiện thông báo phản hồi:

Bật hội thoại ngày khi khởi động: Cho phép bật, tắt hộp hội thoại mỗi khi Bộ Gõ khởi động.

Khởi động cùng Windows: Tự động bật Bộ Gõ mỗi khi Windows khởi động. Nếu bạn chọn mục này, hãy nhớ xoá bỏ shortcut của Bộ Gõ trong Startup Menu nếu có.

Vietnamese interface/Giao dien tieng Viet: Chọn ngôn ngữ giao diện tiếng Anh hay tiếng Việt.

Tùy chọn gõ tắt:

Cho phép gõ tắt: bật tính năng hỗ trợ gõ tắt

Cho phép gõ tắt cả khi tắt tiếng Việt: bật gõ tắt ngay cả khi chuyển từ chế độ gõ tiếng Việt sang tiếng Anh

Bảng gõ tắt: bấm vào đây để thiết lập quy tắc gõ tắt theo sở thích cá nhân.

Menu dưới cùng:

Hướng dẫn: xem hướng dẫn về Bộ Gõ

Thông tin: xem thông tin về Bộ Gõ

Mặc định: trở về cài đặt mặc định ban đầu của Bộ Gõ

Menu và biểu tượng trạng thái (taskbar icon)

Bộ Gõ khi thu nhỏ lại sẽ nằm gọn ở góc bên phải thanh Taskbar của màn hình Desktop, hoặc có thể bị ẩn ở phần “Hidden icons” (biểu tượng mũi tên hướng lên).

Biểu tượng của Bộ Gõ luôn xuất hiện ở góc phải dưới của màn hình. Tác dụng của biểu tượng:

Hiển thị trạng thái hiện thời của bàn phím. Biểu tượng chữ V là bật tiếng việt. Chữ E (English) là tắt tiếng Việt.

Bấm phím chuột trái: bật tắt chế độ gõ tiếng Việt (chuyển từ V sang E và ngược lại).

Bấm phím chuột phải: hiển thị menu của Bộ Gõ.

Bấm đúp chuột trái: bật bảng điều khiển của Bộ Gõ.

Qua menu bạn có thể: mở bảng điều khiển, mở hộp công cụ, thực hiện chuyển đổi nhanh thông qua clipboard, chọn kiểu gõ (TELEX, VNI, VIQR) hoặc bảng mã tiếng Việt. Nếu bạn không nhìn thấy bảng mã mình cần được hiển thị trên menu thì hãy mở bảng điều khiển và chọn bảng mã đó, sau đó bảng mã này sẽ xuất hiện trong menu.

UniKey Toolkit – Công cụ chuyển mã tiếng Việt

Bộ Gõ không chỉ hỗ trợ gõ tiếng Việt mà còn cho phép xử lý tiếng Việt theo những mục đích riêng với công cụ Unikey Toolkit. Công cụ này giúp người dùng chuyển đổi (convert) văn bản qua lại giữa 15 bảng mã tiếng Việt khác, hoặc cho phép đổi chữ thường sang chữ HOA, bỏ dấu văn bản.

Hội thoại Unikey Toolkit có thể được truy cập bằng cách nhấp chuột phải vào biểu tượng Bộ Gõ ở góc dưới, bên phải tanh Taskbar (chọn ), hoặc thông qua tổ hợp phím tắt CTRL+SHIFT+F6.

Người dùng có thể sử dụng một trong 2 kiểu chuyển mã: Chuyển mã clipboard và chuyển mã file văn bản thường. File văn bản thường chỉ hỗ trợ file text và file Rich Text Format (RTF).

Chuyển mã clipboard

Clip-board là bộ nhớ máy tính, tức bạn copy văn bản, rồi dùng tính năng của Bộ Gõ để xử lý văn bản đã copy đó, khi paste ra word thì văn bản sẽ hiển thị kết quả đã qua xử lý.

Chuyển mã clipboard là một công cụ rất tiện cho phép bạn chuyển mã văn bản khi cắt dán. Ví dụ: Bạn muốn chuyển mã một đoạn văn bản Word từ mã ABC sang mã unicode và dán vào trong Outlook Express. Cách làm này dùng cho đoạn văn bản ngắn, cần thực hiện nhanh chóng.

Các bước thực hiện chuyển mã clipboard:

Bật UniKey Toolkit từ Menu của Bộ Gõ hoặc bấm tổ hợp phím nóng CTRL+SHIFT+F6. Sau đó đặt các thông số:

Bật lựa chọn Chuyển mã clipboard

Chọn bảng mã nguồn và bảng mã đích.

Bấm vào nút Chuyển đổi

Chuyển mã file văn bản thường

Phần Mềm cho phép bạn chuyển mã các file dạng TXT và RTF. Cách làm này hỗ trợ tốt trong trường hợp cần xử lý lượng văn bản lớn.

Cách thực hiện:

Bật UniKey Toolkit từ Menu của UniKey hoặc bấm tổ hợp phím nóng CTRL+SHIFT+F6. Sau đó đặt các thông số:

Tắt lựa chọn Chuyển mã clipboard

Chọn bảng mã nguồn và bảng mã đích.

Chọn File nguồn và File đích.

Bấm vào nút Chuyển đổi

Bạn có thể chọn file đích trùng với file nguồn, khi đó Phần Mềm sẽ ghi đè nội dung đã chuyển đổi vào file nguồn.

Thiết lập gõ tắt – AutoText

Phần Mềm có tính năng tự định nghĩa kiểu gõ tắt, ví dụ do công việc nên bạn phải gõ chữ ” Công Nghệ Thông Tin” thường xuyên, thì bạn có thể thiết lập để chỉ cần gõ ” CNTT ” là đã thay thế cho toàn bộ cụm từ dài ngoằng kia.

Để thiết lập được chế độ gõ tắt bạn cần làm 2 điều sau:

Bật lựa chọn “Cho phép gõ tắt” trong bảng điều khiển của Bộ Gõ (lựa chọn này ngầm định là tắt).

Định nghĩa các mục gõ tắt. Bạn chỉ cần làm điều này một lần và Phần Mềm sẽ ghi nhớ lâu dài các mục từ này trong máy của bạn. Để định nghĩa gõ tắt, hãy chọn “Bảng gõ tắt” trong bảng điều khiển của Phần Mềm. Một hộp thoại xuất hiện:

Trong hộp thoại Macro Definition, người để ý cột bên trái cho phép bạn nhập dãy gõ tắt, cột bên phải để nhập cụm từ thay thế tương ứng.

Ví dụ để thay thế cụm từ “Bộ Giáo dục và Đào tạo” bằng từ “GDDT”, bạn thực hiện như sau:

Chú ý: Một số điểm bạn cần lưu ý khi sử dụng tính năng định nghĩa gõ tắt trên Phần Mềm:

Dãy gõ tắt dài tối đa 15 ký tự, chỉ chứa các chữ không dấu hoặc số

Dãy gõ tắt có phân biệt chữ hoa và chữ thường. Chẳn hạn bạn có thể định nghĩa “Cntt” là “Công nghệ thông tin” và “CNTT” là “CÔNG NGHỆ THÔNG TIN”.

Bạn có thể định nghĩa lên tới 1024 mục gõ tắt, mỗi cụm từ thay thế có thể dài tối đa là 512 ký tự tiếng Việt, tổng dung lượng tối đa của bảng gõ tắt là 64 KB. Các giới hạn này nói chung là đủ đảm bảo yêu cầu cho hầu hết người dùng.

Các phím tắt khi sử dụng Unikey cần nhớ

Để việc sử dụng Unikey được nhanh chóng, thuận tiện, tác giả phần mềm đã định nghĩa sẵn các tổ hợp phím tắt cho những tính năng thường dùng nhất như sau:

CTRL+SHIFT+F5: Mở hộp điều khiển chính của Phần Mềm

CTRL+SHIFT+F6: Mở hộp công cụ của Phần Mềm

CTRL+SHIFT+F9: Thực hiện chuyển mã cho clipboard với các lựa chọn đã đặt trong hộp công cụ

CTRL+SHIFT+F1: Chọn bảng mã Unicode

CTRL+SHIFT+F2: Chọn bảng mã TCVN3 (ABC)

CTRL+SHIFT+F3: Chọn bảng mã VNI-Windows

CTRL+SHIFT+F4: Chọn bảng mã VIQR

3.Các bảng mã tiếng Việt

Trong môi trường Internet và máy tính, có nhiều bảng mã tiếng Việt do các bên tạo ra. Mỗi bảng mã lại có cách mã hóa khác nhau, nên không tương thích với nhau. Nhưng với việc bảng mã quốc tế Unicode ra đời thì chuẩn tiếng Việt mới được quy về một mối. Đây cũng là bảng mã mặc định trong Bộ Gõ Unikey cũng như các phần mềm gõ tiếng Việt phổ biến hiện nay.

Để hiển thị được các ngôn ngữ của các quốc gia, máy tính sử dụng các bộ font được xây dựng tương ứng với các bảng mã. Nói cách khác, bảng mã là 1 tập hợp gồm nhiều font chữ khác nhau, đó giống như một phân nhóm chứa nhiều font chữ với cùng thuộc tính, cấu trúc máy tính.

Bảng mã: đại loại là 1 tập hợp nhiều font chữ (hay còn gọi là kiểu chữ) khác nhau. Tức cùng 1 bảng mã sẽ có nhiều font chữ khác nhau. Có rất nhiều bảng mã khác nhau. Bảng mã giống như 1 phân nhóm lớn chứa nhiều font chữ cùng 1 thuộc tính (cấu trúc trong máy tính).

Các font hỗ trợ tiếng Việt:

Unicode: là bảng mã chuẩn quốc tế hỗ trợ tất cả ngôn ngữ, gồm cả tiếng Việt được sử dụng nhiều nhất, giúp gõ các font chữ như Arial, Times New Roman, Tahoma…

TCVN3 (hay ABC): là bảng mã hỗ trợ font chữ có tiền tố “.Vn” hoặc “.VN” như .VnTime, .VNTimeH… Bảng mã này trước đây phổ biến ở miền Bắc.

VNI (hay VNI-Windows): là bảng mã hỗ trợ font chữ có tiền tố “VNI” như Vni-Times, VNI-Helve, VniHelvetica… Bảng mã này trước đây phổ biến ở miền Nam.

Vietware X: là bảng mã hỗ trợ font chữ có tiền tố “Vn” như VnArial, VnTimes New Roman… trước đây phổ biến ở miền Trung.

Vietware F: là bảng mã hỗ trợ các font chữ có tiền tố “SVN” như SVNarial, SVNarial H, SVNtimes New Roman, SVNtimes New Roman H… (đuôi H là chữ hoa).

Các bảng mã khác: chúng ta có thể gõ tiếng Việt bằng các bảng mã khác như VISCII, VPS, VIETWARE, BKHCM… đi kèm với các loại font chữ khác nhau.

Đôi điều về unicode

Unicode là bảng mã chuẩn quốc tế hỗ trợ tất cả các ngôn ngữ trên toàn thế giới, từ bảng chữ cái Latin cho đến các ký tự tượng hình như tiếng Trung, Hàn, Nhật, Thái Lan, Ả-Rập, tiếng Việt… Bảng mã này được thiết kế để thống nhất cách mã hóa các ngôn ngữ, giúp việc giao tiếp trên môi trường điện toán thuận lợi giữa các quốc gia trên toàn thế giới.

Ngày nay, Unicode là bảng mã phổ biến nhất, kể cả trên bình diện quốc tế lẫn ở Việt Nam. Về cấu trúc, Unicode cũng dùng 2 byte bộ nhớ để mã hóa ký tự, nhưng mang chuẩn quốc tế và hỗ trợ sẵn trong tất cả các hệ điều hành, ứng dụng.

Unicode hiện đã hỗ trợ các font chữ tiếng Việt, vì thế hầu hết phần mềm gõ tiếng Việt hiện nay đều để bảng mã mặc định là Unicode.

Unicode Tổ hợp và Unicode dựng sẵn là gì?

Unicode tổ hợp và Unicode dựng sẵn chẳng qua là 2 dạng khác nhau của một chuẩn chung do tổ chức Unicode quy định. Hai dạng này hoàn toàn tương thích với nhau, có thể dùng lẫn lộn. Theo quan điểm riêng của chúng tôi với góc độ một người dùng thông thường bạn nên ưu tiên dùng Unicode dựng sẵn trong mọi trường hợp có thể. Unicode dựng sẵn là sự lựa chọn an toàn và có ưu điểm là hiển thị tốt trong mọi môi trường.

Trong UniKey, Unicode dựng sẵn được viết gọn là Unicode, còn Unicode tổ hợp được viết là Composed Unicode ( hay Unicode tổ hợp).

Hệ thống bảng mã trong UniKey

Bộ Gõ của Phạm Kim Long hỗ trợ 15 bảng mã thông dụng gồm: Unicode (dựng sẵn), TCVN3 (ABC), VNI Windows, VIQR, Vietnamese locale CP 1258, Unicode tổ hợp, UTF-8 Literal, NCR Decimal, NCR Hex, Unicode C String, X UTF-8, VISCII, VPS, BK HCM 2, BK HCM 1, Vietware X, Vietware F.

Có 3 bảng mã phổ biến hiện nay là: Unicode, TCVN3 và VNI Windows. Với người dùng bình thường, bạn chỉ cần quan tâm 2 bảng mã Unicode dựng sẵn và TCVN3 (ABC).

Unicode: Unicode dựng sẵn trong Bộ Gõ được viết là Unicode, có độ tương thích cao hơn với các phần mềm.

Composed Unicode: là Unicode tổ hợp, giống với Unicode dựng sẵn.

X UTF-8: dạng đặc biệt để soạn unicode trong các chương trình vốn xuất xứ từ môi trường Unix, Linux như Emacs, gVim.

4.Các phương pháp gõ tiếng Việt

Nguyên tắc chung

Để gõ các chữ cái Việt có dấu bạn phải gõ chữ cái chính trước, sau đó gõ các dấu thanh (sắc, huyền), dấu mũ (hỏi, ngã, nặng), dấu móc (ư, ơ, ă, â). Các kiểu gõ tiếng Việt khác nhau sẽ quy định các phím bấm khác nhau cho các dấu thanh, dấu mũ và dấu móc. Với Bộ Gõ Unikey, người dùng nên bỏ dấu ở cuối từ vì phần mềm sẽ tự động đặt dấu đúng vào vị trí cần thiết.

Trạng thái chữ hoa, thường phụ thuộc vào trạng thái của các phím SHIFT và CAPS LOCK. Với các bảng mã 1 byte (TCVN 3, BK HCM1, VISCII, VPS), bạn phải dùng font chữ hoa mới có được chữ hoa có dấu. Với font chữ thường, bạn chỉ có thể gõ được các chữ hoa không đấu: Â, Ă, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ.

Kiểu gõ TELEX

Kiểu gõ Telex dùng các chữ cái không có (j, z, w, f) hoặc không dùng ở cuối từ (s, r, x) để tạo dấu, kết hợp việc lặp chữ như aa, dd, ee để tạo thành â,

Ví dụ:

tieengs Vieetj = tiếng Việt

dduwowngf = đường

Với các bảng mã có chữ hoa có dấu (Unicode, hoặc các bảng mã 2 byte) , bạn chỉ cần gõ chữ gốc là chữ hoa, còn các dấu thanh, dấu mũ có thể gõ phím chữ thường

Với các bảng mã 1 byte (TCVN 3, BK HCM1, VISCII, VPS), bạn phải dùng font chữ hoa mới có được chữ hoa có dấu. Nếu dùng font chữ thường, bạn chỉ có thể gõ được các chữ hoa không đấu: Â, Ă, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ.

Trong trường hợp bạn gõ sai dấu mà vẫn chưa di chuyển ra khỏi từ đang gõ thì có thể gõ đè dấu mới. Ví dụ: toanfs = toán, toansz = toan.

Bạn nên gõ phím dấu ở cuối từ để Bộ Gõ đặt dấu vào vị trí đúng chính tả tiếng Viêt. Ví dụ: để gõ chữ “hoàng”, thay vì gõ hofang hay hoafng, hãy gõ hoangf.

Kiểu gõ VNI

Kiểu gõ VNI sử dụng các phím số (từ 0 – 9) để gõ chữ tiếng Việt.

Ví dụ:

tie6ng1 Vie6t5 = tiếng Việt

d9u7o7ng2 = đường

Bạn cũng có thể gõ các dấu mũ, móc, trăng ở cuối từ (với điều kiện bạn phải bật chức năng này của Bộ Gõ). Khi đó, có thể gõ: duong9772 = đường.

Với các bảng mã 1 byte (TCVN 3, BK HCM1, VISCII, VPS), bạn phải dùng font chữ hoa mới có được chữ hoa có dấu. Với font chữ thường, bạn chỉ có thể gõ được các chữ hoa không đấu: Â, Ă, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ.

Trong trường hợp bạn gõ sai dấu mà vẫn chưa di chuyển ra khỏi từ đang gõ thì có thể gõ đè dấu mới. Ví dụ: toan21 = toán, toan10 = toan

Kiểu gõ VIQR

Cần phân biệt Kiểu gõ VIQR với Bảng mã VIQR. Kiểu gõ là phương pháp bạn dùng để nhập các ký tự tiếng Việt, và độc lập với bảng mã. Bảng mã là cách thể hiện các ký tự tiếng Việt. Bạn có thể dùng kiểu gõ VIQR để nhập tiếng Việt cho các bảng mã (font) Unicode, VNI, TCVN… Ngược lại bạn cũng có thể gõ kiểu TELEX, hoặc VNI cho các bảng mã VIQR, Unicode…

Ví dụ:

tie^’ng Vie^.t = tiếng Việt

ddu+o+`ng = ddu+o+ng` = đường

Bạn cũng có thể gõ các dấu mũ, móc, trăng ở cuối từ (với điều kiện bạn phải bật chức năng này của Bộ Gõ). Khi đó, có thể gõ: duongd++` = đường.

Với các bảng mã 1 byte (TCVN 3, BK HCM1, VISCII, VPS), bạn phải dùng font chữ hoa mới có được chữ hoa có dấu. Với font chữ thường, bạn chỉ có thể gõ được các chữ hoa không đấu: Â, Ă, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ.

Trong trường hợp bạn gõ sai dấu mà vẫn chưa di chuyển ra khỏi từ đang gõ thì có thể gõ đè dấu mới. Ví dụ: toan`’ = toán, toan’0 = toan.

Để gõ các dấu hỏi, chấm mà không bị Bộ Gõ xử lý phím dấu, bạn có thể bấm phím thoát () trước khi bấm các phím đó. Ví dụ: tan? = tản, tan ? = tan?.

Kiểu gõ VIQR*

Ngoài kiểu gõ VIQR chuẩn như định nghĩa ở trên, Bộ Gõ còn hỗ trợ kiểu gõ VIQR* trong đó phím * được thay cho phím + để gõ các dấu móc trong các chữ ư, ơ.

5.Lịch sử các phiên bản Bộ Gõ

Bộ Gõ ra mắt lần đầu từ năm 1999 với nhiều phiên bản khác nhau, nhưng có 3 phiên bản được sử dụng phổ biến nhờ độ ổn định cao, ít lỗi và tính bảo mật vượt trội, gồm:

– Unikey 4.0 (bản cuối cùng là RC2)

– Unikey 4.2 (bản cuối cùng là RC4)

– Unikey 4.3 (bản mới nhất là RC4)

Mỗi phiên bản lại được chia thành các bản RC nhỏ theo nguyên tắc phiên bản RC nào lớn hơn thì thường ổn định và ít lỗi hơn.

Unikey 4.0 gồm 2 phiên bản chính thức:

– Unikey 4.0 RC1 ra mắt 19/4/2006 dành cho Win 2000, XP, NT, Vista nhưng gặp lỗi vì Vista thảm họa. Mắc lỗi tương thích với Win Vista và 7 – Unikey 4.0 RC2 là phiên bản ra mắt tháng 9/2009 để tương thích với IE 8, Windows 7 và Windows 64bit. Bản RC2 là bản cuối cùng và cũng là bản ổn định nhất.

Unikey 4.2 gồm 3 phiên bản RC nhỏ: – Unikey 4.2 RC1 ra mắt 18/1 năm 2014, đặc biệt dùng cho các hệ điều hành có giao diện Metro Windows 8/8.1. – Unikey 4.2 RC3 ra mắt ngày 17/8/2014 sửa một số lỗi, đồng thời gom tất cả các file thành dạng UnikeyNT – Unikey 4.2 RC4 ra mắt ngày 18/8/2014 hỗ trợ Win8, 8.1 và giao diện Metro hoàn thiện nhất, chủ yếu sửa một số lỗi phát sinh khi sử dụng Unikey trên windows 8.1 và Internet Explorer 11

Unikey 4.3 gồm ba phiên bản RC nhỏ:

– Unikey 4.3 RC1 ra mắt ngày 23/6/2018 sau 4 năm cập nhật phiên bản Unikey cuối cùng RC4. Unikey 4.3 RC1 là phiên bản Unikey lần đầu tích hợp chữ ký số, hỗ trợ Windows 7, 8 và 10 dành cho cả 32bit lẫn 64bit. – Unikey 4.3 RC3 ra mắt ngày 2/7/2018 sửa lỗi rất quan trọng, đặc biệt là lỗi khi gõ trên Excel và các trình duyệt web như Edge, Chrome … trên Windows 10 mà bản 4.3 RC2 ra mắt ngày 1/7/2018 gặp phải. – UniKey 4.3 RC4 phát hành ngày Ngày 14/7/2018 để sửa một số lỗi nhỏ, giúp phần mềm hoạt động ổn định hơn.